Câu hỏi:
01/09/2024 1,964So sánh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật miêu tả hình ảnh trăng giữa hai bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Cảnh khuya.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Điểm tương đồng trong nghệ thuật miêu tả hình ảnh trăng giữa hai bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Cảnh khuya:
+ Hình ảnh trăng hiện lên với vẻ đẹp ngời sáng, thanh bình (minh nguyệt: ánh trăng trong sáng; trăng lồng cổ thụ: ánh trăng vằng vặc chiếu sáng cây rừng).
+ Trăng xuất hiện trong đêm khuya tĩnh lặng, thanh vắng. Dường như chỉ còn nhân vật trữ tình (con người) đối diện với ánh trăng trong lặng lẽ.
+ Trăng gần gũi, hoà nhập, hướng về thế giới (tâm hồn) của con người: trăng “theo tới” hoặc “từ” khe cửa nhà ngục”ngắm nhà thơ; ánh trăng tràn ngập khung cảnh núi rừng, ẩn hiện trong bóng cây, bóng hoa,...
- Điểm khác biệt trong nghệ thuật miêu tả hình ảnh trăng giữa hai bài thơ:
+ Hoàn cảnh ngắm trăng: Ở bài Vọng nguyệt, người ngắm trăng trong ngục tù, “Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt” (Hồ Chí Minh). Ở bài Cảnh khuya, người ngắm trăng trong không gian núi rừng rộng lớn, khoáng đạt (tuy là ở thời điểm con người đang trong tâm sự”lo nỗi nước nhà”).
+ Hình ảnh trăng trong mối quan hệ với con người: Ở bài Vọng nguyệt, trăng và người bị ngăn cách bởi song cửa nhà lao, vì thế trăng và người cùng phải vượt qua cách bức để giao dung. Ở bài Cảnh khuya, trăng và người quyện hoà trong vẻ đẹp chan hoà của ánh sáng, màu sắc,...
+ Bút pháp miêu tả: Ở bài Vọng nguyệt, hình ảnh trăng mang tính biểu tượng, được nhân cách hoá (hay đồng nhất với con người). Ở bài Cảnh khuya, hình ảnh trăng được miêu tả với đường nét cụ thể, sinh động, lung linh, huyền ảo.
Tuy có những điểm khác biệt nhưng cả hai bài thơ cùng cho thấy tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên tha thiết, phong thái tự tại trước mọi hoàn cảnh của nhân vật trữ tình. Trăng và tâm hồn con người cùng hiện lên với vẻ đẹp hoà hợp, hữu tình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai câu sau của bài thơ.
Câu 2:
Lập dàn ý cho đề bài sau:
Viết bài văn (khoảng 1200 chữ) phân tích hình tượng trăng trong một bài thơ của Hồ Chí Minh (ngoài các tác phẩm trong SGK).
Câu 3:
Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – nghệ sĩ được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau của bài thơ?
Câu 4:
Xác định dấu hiệu của các thủ pháp tương phản, trùng điệp được sử dụng trong tác phẩm và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp này.
Câu 5:
Bài tập 5. Đọc lại bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 19) và trả lời các câu hỏi:
Trong các trường hợp sau, yếu tố nguyên trong từ nào có cùng nghĩa với từ nguyên tiêu trong nguyên văn bài thơ?
Câu 6:
Nhan đề bài thơ (Vọng nguyệt), ngoài cách dịch phổ biến là Ngắm trăng, còn có một cách dịch khác là Ngóng trăng (xem thêm: Nhiều tác giả, Văn bản tác phẩm Hán Nôm trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr. 242). Hãy so sánh hai cách dịch trên và nêu ý kiến của bạn.
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!