Câu hỏi:
01/09/2024 613Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai câu sau của bài thơ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đối thanh điệu:
T (hướng) – B (tiền) – B (minh)
B (tòng) – T (khích) – B (thi)
Đối không chuẩn về thanh điệu: chữ thứ sáu câu 3 đúng luật phải là thanh trắc; trường hợp này có thể xác định là chủ động phá luật để chú trọng hơn đến ý (minh nguyệt – trăng sáng là một cụm từ khó thay đổi, có kết cấu khá vững chắc).
b. Đối từ loại: Danh từ – nhân (người) // danh từ – nguyệt (trăng); động từ – hướng (hướng ra) // động từ – tòng (theo tới); động từ – khán (ngắm) // động từ – khán (ngắm); tính từ – minh nguyệt (trăng sáng) // danh từ – thi gia (nhà thơ).
Các cặp từ loại trong hai câu thơ đối khá chuẩn (chấp nhận tính từ có thể đối với danh từ). Tuy vậy, có hai cặp từ lặp lại trong một ngữ cảnh hẹp, cho thấy dụng ý nhấn mạnh của tác giả: song tiền (ngoài cửa sổ) – song khích (khe cửa sổ) đều nhấn mạnh sự ngăn cách; khán (ngắm – người ngắm trăng) – khán (ngắm – trăng ngắm người) thể hiện sự giao hoà không cách biệt giữa người và trăng, khi cùng vượt qua sự cách bức.
c. Đối cú pháp: Cấu trúc cú pháp của hai câu thơ giống nhau, có thể sơ đồ hoá theo mô hình Chủ ngữ – Vị ngữ 1 – Trạng ngữ – Vị ngữ 2 – Bổ ngữ.
Cú pháp đối thống nhất, chặt chẽ; thể hiện hai sự vận động ngược chiều nhưng hướng về nhau (đồng hướng) của chủ thể và khách thể.
d. Đối ý: Đối về ý là hệ quả của các biểu hiện đối về từ loại và cú pháp. Logic ý của cặp câu thơ đồng thời là cách cấu tứ đặc biệt của cặp câu: Người chủ động vượt qua cách bức để tìm trăng (câu 3); Trăng chủ động vượt qua cách bức đã tìm người (câu 4).
Nhờ logic đối ở trên: vật ngăn cách (song: cửa sổ) trở thành nơi gặp gỡ; tù nhân (câu 3) biến thành thi nhân (câu 4). Chủ thể ở câu này chuyển hoá thành đối tượng (khách thể) ở câu kia.
Đã bán 280
Đã bán 1,5k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Lập dàn ý cho đề bài sau:
Viết bài văn (khoảng 1200 chữ) phân tích hình tượng trăng trong một bài thơ của Hồ Chí Minh (ngoài các tác phẩm trong SGK).
Câu 2:
So sánh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật miêu tả hình ảnh trăng giữa hai bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Cảnh khuya.
Câu 4:
Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – nghệ sĩ được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau của bài thơ?
Câu 5:
Nhan đề bài thơ (Vọng nguyệt), ngoài cách dịch phổ biến là Ngắm trăng, còn có một cách dịch khác là Ngóng trăng (xem thêm: Nhiều tác giả, Văn bản tác phẩm Hán Nôm trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr. 242). Hãy so sánh hai cách dịch trên và nêu ý kiến của bạn.
Câu 6:
Xác định dấu hiệu của các thủ pháp tương phản, trùng điệp được sử dụng trong tác phẩm và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp này.
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 9
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận