Câu hỏi:
31/08/2024 2,133
Đọc lại văn bản Kim – Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) trong SGK (tr. 66 – 68) và thực hiện các yêu cầu sau:
Đọc mười dòng thơ tiếp theo (từ câu “Bóng hồng nhác thấy nẻo xa” đến câu “Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”) và trả lời các câu hỏi:
a. Hai dòng thơ đầu miêu tả vẻ đẹp của những nhân vật nào? Vẻ đẹp ấy hiện lên qua cái nhìn của ai?
b. “Người quốc sắc, kẻ thiên tài” ở đây là ai? Trạng thái cảm xúc nổi bật của họ là gì?
c. Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với các nhân vật?
Đọc lại văn bản Kim – Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) trong SGK (tr. 66 – 68) và thực hiện các yêu cầu sau:
Đọc mười dòng thơ tiếp theo (từ câu “Bóng hồng nhác thấy nẻo xa” đến câu “Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”) và trả lời các câu hỏi:
a. Hai dòng thơ đầu miêu tả vẻ đẹp của những nhân vật nào? Vẻ đẹp ấy hiện lên qua cái nhìn của ai?
b. “Người quốc sắc, kẻ thiên tài” ở đây là ai? Trạng thái cảm xúc nổi bật của họ là gì?
c. Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với các nhân vật?
Quảng cáo
Trả lời:
a.
- Hai dòng thơ đầu miêu tả vẻ đẹp của hai nhân vật Thuý Kiều và Thuý Vân.
- Vẻ đẹp ấy hiện lên qua cái nhìn của Kim Trọng.
b.
- “Người quốc sắc, kẻ thiên tài” ở đây là Thuý Kiều và Kim Trọng.
- Trạng thái cảm xúc nổi bật ở họ là “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”.
- Tình yêu chớm nở ngày trong lần đầu tiên gặp gỡ, lại bị ràng buộc bởi lễ giáo khắt khe nên họ bối rối ngại ngùng, giữ ý mà vẫn không giấu được cảm xúc nồng nàn, say đắm.
c. Thái độ, tình cảm của tác giả đối với các nhân vật thường được thể hiện qua lời kể, qua cách miêu tả. Ở đây, Nguyễn Du đã “bỏ qua” những quy ước khắt khe, nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến để dành cho Thuý Kiều và Kim Trọng tình cảm yêu thương, trân trọng:
- Qua cách miêu tả của Nguyễn Du, Thuý Kiều và Kim Trọng hiện lên hai hoa, tương xứng như một cặp “trời sinh”: người quốc sắc, kẻ thiên tài.
- Nhà thơ nâng niu, trân trọng những cảm xúc của tình yêu đang nảy nở trong tâm hồn họ (tình trong như đã, chập chờn cơn tỉnh cơn mê); thấu hiểu tâm trạng bối rối (Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn) và sự lưu luyến lúc chia tay (Khách đà lên ngựa người còn nghé theo).
Hot: 500+ Đề thi vào 10 file word các Sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có đáp án 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
- Điệp ngữ (Buồn trông...) ở tám dòng thơ cuối có tác dụng thể hiện và nhấn mạnh nỗi buồn triền miên, chồng chất trong lòng Thuý Kiều. Nỗi buồn đó không chỉ trào dâng trong tâm hồn mà còn bao trùm mọi khoảng không gian của đất trời, sông nước,...
Lời giải
Nhân vật Ngọc Hoa trong đoạn trích chủ yếu được khắc họa qua lời đối thoại với Trang Vương.
– Người phụ nữ trọng nghĩa tình, thuỷ chung, son sắt; không màng vinh hoa phú quý:
+ Thẳng thừng chối từ “cơ hội” trở thành hoàng hậu: “Nữ nhi phận phải chữ tòng, Mặt trời lặn quả bóng trăng khôn vì”
+ Bày tỏ tình nghĩa sâu nặng, thuỷ chung với chồng: “Nay tôi duyên kiếp cùng chàng,/ Nỡ nào phụ nghĩa tao khang cho đành?”.
- Người phụ nữ mạnh mẽ, can đảm, giàu tinh thần phản kháng:
+ Ngay giữa triều đình, nàng đã chất vấn và phơi bày hành động xấu xa, vô đạo của Trang Vương: “Chúng tôi duyên bén cùng nhau,/ Đức vua phán thế lấy đâu công bằng?”; “Cung tần mĩ nữ thiếu chi/ Mà vua phải ép nữ nhi có chồng?”.
+ Không ngần ngại bày tỏ sự phản kháng quyết liệt: “Dù vua xử ức má hồng/ Thì tôi tự vẫn, khỏi lòng bội phu”.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.