Câu hỏi:
31/08/2024 435Viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu) trình bày cảm nhận về nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích Kiều Nguyệt Nga cảm tạ Lục Vân Tiên.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Tham khảo:
Đọc đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của Nguyễn Đình Chiểu, ta không chỉ ấn tượng với chàng Vân Tiên anh hùng trượng nghĩa mà còn phải cảm mến một Kiều Nguyệt Nga với nhiều phẩm chất tốt đẹp: hiếu thảo, nết na, ân tình. Kiều Nguyệt Nga là một người con hiếu thảo "Làm con đâu dám cãi cha". Trong tư tưởng của nàng, phận làm con không được phép cãi lời cha mẹ, chính vì thế nên khi cha nàng muốn nàng từ quê nhà sang Hà Khê "định bề nghi gia", nàng đã vâng lời, theo xe cùng người hầu đi. Cha mẹ có công lao sinh thành dưỡng dục, phận làm con phải khiến cha mẹ vui lòng, vì thế để làm vui lòng cha mẹ, nàng có thể vượt qua đường xá xa xôi "ngàn dặm đàng xa cũng đành". Là người con gái hiếu thảo ngoan hiền là thế, Kiều Nguyệt Nga còn là người có học thức, có trước sau và rất biết đối nhân xử thế. Qua lời nói thưa gửi trang trọng với Lục Vân Tiên, qua cách xưng hô khiêm tốn "quân tử" với "tiện thiếp" ta thấy Nguyệt Nga rất coi trọng vị anh hào nghĩa hiệp như chàng Vân Tiên. Được Vân Tiên hỏi thăm, nàng trình bày đầu đuôi sự tình, hoàn cảnh rõ ràng, cách nói, cách diễn đạt của nàng vừa đầy đủ thông tin lại đầy sự cảm kích, chân thành với chàng Tiên. Hơn cả lòng cảm kích là sự coi trọng ơn nghĩa của Kiều Nguyệt Nga, nàng không chỉ cảm ơn xuông mà vô cùng áy náy, băn khoăn một mực muốn trả ơn cho Lục Vân Tiên. Hiếm có nhân vật người con gái trong xã hội xưa nào được hoàn mỹ và có vẻ đẹp phẩm chất sáng ngời như Kiều Nguyệt Nga trong truyện của Nguyễn Đình Chiểu. Có thể thấy tác giả đã gửi gắm không ít những khát khao, niềm tin vào sự công bằng, chính nghĩa cũng như truyền thống trọng ơn nghĩa của người dân vào nhân vật này.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc lại văn bản Kim – Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) trong SGK (tr. 66 – 68) và thực hiện các yêu cầu sau:
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều sau cuộc gặp gỡ với Kim Trọng (chú ý thời gian, không gian, trạng thái cảm xúc,...).
Câu 2:
Tìm đọc một số văn bản truyện truyền kì. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề, không gian, thời gian, chi tiết (chú ý những chi tiết kì ảo), cốt truyện, nhân vật chính, đặc điểm lời người kể chuyện.
Câu 3:
Đọc văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) trong SGK (tr. 85 – 86) và trả lời các câu hỏi sau:
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong tám dòng thơ cuối.
Câu 4:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
NGỌC HOA ĐỐI MẶT VỚI BẠO CHÚA
(Trích Phạm Tải – Ngọc Hoa, khuyết danh)
Vua truyền nàng Ngọc đến đây,
Tức thì chỉ phán ra ngay một nhời:
“Chồng nàng ta hỏi đầu đuôi,
Quyết về giới hạnh, còn ngươi thế nào?
Ta nay quyền cả, ngôi cao,
Vì nàng một chút, tổn hao muôn nhời
Nghe vua nói hết khúc nhôi,
Nàng liền quỳ xuống mọi nhời liền tâu:
“Chúng tôi duyên bén cùng nhau,
Đức vua phán thế lấy đâu công bằng?
Nữ nhi phận phải chữ tòng,
Mặt trời lặn quả bóng trăng khôn vì.
Ví dù tôi chửa vu quy,
Vua thương nạp dụng, thế thì ai đương?
Nay tôi duyên kiếp cùng chàng,
Nỡ nào phụ nghĩa tạo khang cho đành?
Vua nay pháp luật công bình,
Thiên hạ thuận tình, thần quỷ vâng uy.
Cung tần mĩ nữ thiếu chi
Mà vua phải ép nữ nhi có chồng?
Dù vua xử ức má hồng
Thời tôi tự vẫn, khỏi lòng bội phu”
Nhời sao thảm thiết cay chua,
Làm cho ảo não, xót xa muôn phần!
(Kho tàng truyện Nôm khuyết danh, tập 1, Bùi Văn Vượng Chủ biên, NXB Văn học, Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr. 28 – 29)
Phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật Ngọc Hoa được thể hiện trong đoạn trích.
Câu 5:
Đọc lại văn bản Kim – Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) trong SGK (tr. 66 – 68) và thực hiện các yêu cầu sau:
Đọc mười dòng thơ tiếp theo (từ câu “Bóng hồng nhác thấy nẻo xa” đến câu “Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”) và trả lời các câu hỏi:
a. Hai dòng thơ đầu miêu tả vẻ đẹp của những nhân vật nào? Vẻ đẹp ấy hiện lên qua cái nhìn của ai?
b. “Người quốc sắc, kẻ thiên tài” ở đây là ai? Trạng thái cảm xúc nổi bật của họ là gì?
c. Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với các nhân vật?
Câu 6:
Đọc lại văn bản Kim – Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) trong SGK (tr. 66 – 68) và thực hiện các yêu cầu sau:
Đọc mười hai dòng thơ đầu và trả lời các câu hỏi:
a. Nhân vật Kim Trọng xuất hiện trong khung cảnh như thế nào?
b. Những chi tiết nào được tác giả sử dụng để khắc hoạ nhân vật Kim Trọng?
c. Cảm nhận chung của em về nhân vật Kim Trọng là gì?
Câu 7:
Đọc lại văn bản Kim – Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) trong SGK (tr. 66 – 68) và thực hiện các yêu cầu sau:
Phân tích tác dụng của một trường hợp có sử dụng phép đối trong văn bản Kim – Kiều gặp gỡ.
về câu hỏi!