Câu hỏi:
31/08/2024 86Đọc lại văn bản Ba chàng sinh viên (từ Ghi-crít giơ một bàn tay lên đến Tôi nói đúng chứ, cậu Ghi-crít?) trong SGK (tr. 11 – 12) và trả lời các câu hỏi:
Sự việc diễn ra trong đoạn trích được kể lại qua lời của nhân vật nào?
A. Ben-ni-xtơ
B. Ghi-crít
C. Oát-xơn
D. Sơ-lốc Hôm
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án C. Oát-xơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào đoạn trích truyện Đoá hồng đẫm sương của Võ Chí Nhất ở bài tập 6 phần Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt, hãy viết một truyện trinh thám ngắn, trong đó câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, qua lời của nhân vật nữ cảnh sát Hà “ớt”.
Câu 2:
Viết đoạn văn phân tích nét đặc sắc của một truyện trinh thám mà em yêu thích.
Câu 3:
Hãy tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với một nhân vật trong một truyện trinh thám. Nhân vật văn học nào em muốn gặp gỡ? Vì sao? Hãy tìm ý cho bài kể chuyện theo gợi ý sau (kẻ bảng vào vở):
Nhan đề câu chuyện |
Nhân vật văn học mà em gặp gỡ: |
Bối cảnh gặp gỡ (thời gian, không gian): |
Đặc điểm của nhân vật (ngoại hình, trang phục): |
Nội dung cuộc trò chuyện giữa em và nhân vật: |
Bài học em rút ra từ cuộc trò chuyện với nhân vật: |
Câu 4:
Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) tóm tắt một truyện trinh thám mà em đã đọc.
Câu 5:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(Lược một đoạn: Thầy giáo Hy bị mất chiếc đồng hồ để trong túi áo ba-đờ-suy? treo trong lớp học. Thầy trách phạt Kỳ Phát vì cho rằng cậu đã lấy chiếc đồng hồ đó trong giờ ra chơi.)
Buổi tối hôm ấy, sau khi ăn cơm xong, Kỳ Phát một mình đến nhà Sâm. [...] Thấy Kỳ Phát thấp thoáng đằng xa, Sâm lúc ấy đương đứng chơi ngoài cổng, định lảng chạy vào trong nhà, nhưng Kỳ Phát đã lên tiếng gọi:
– Anh Sâm ơi! Tôi biết rõ chuyện rồi!
Sâm nghe thấy Kỳ Phát nói thế càng lộ vẻ luống cuống, đành đứng im mà đợi. Kỳ Phát đã đến nơi, thấy mặt Sâm xám ngắt, ngơ ngác nhìn mình thì bất giác thương hại, vỗ vai mà bảo rằng:
– Tôi hiểu rõ chuyện, tôi biết không phải anh định lấy cắp đồng hồ, chỉ vì tính tò mò mà bất đắc dĩ phải giữ lại như vậy. Và sau anh không dám trả nữa... [...]
Sâm như hối hận, rơm rớm nước mắt nói rằng:
– Tôi không ngờ anh lại hiểu rõ chuyện như vậy. Chỉ vì tôi rút rát quá thành ra để anh mang tiếng oan... Mấy hôm nay tôi khổ lắm...
Kỳ Phát hỏi:
– Nhưng bây giờ đồng hồ đâu rồi, vẫn còn hỏng phải không?
Sâm đưa Kỳ Phát vào trong nhà, lấy đồng hồ trao cho rồi lo lắng nói:
– Nhưng anh trả cách nào để cho thầy giáo khỏi biết! [...]
Sâm đưa Kỳ Phát ra cửa, sực nhớ, hỏi rằng:
– À, nhưng vì ai nói mà anh biết được việc này?
Kỳ Phát lắc đầu:
– Không, có ai biết mà nói được! Để tôi cắt nghĩa cho anh nghe, chỉ nhờ có chỗ 8 giờ kém 5 mà tôi tìm được ra người đã lấy, nói trót cầm thì đúng hơn, chiếc đồng hồ của thầy giáo Hy.
Thấy Sâm ngạc nhiên không hiểu, Kỳ Phát tiếp:
- Anh nên để ý một điều là: thầy giáo Hy sáng hôm ấy đến trường lúc 7 giờ 15. Vì thầy cần lên Hà Nội nên lấy đồng hồ lại, để chậm 15 phút vì lẽ đồng hồ thầy chạy nhanh, như vậy thì lên đến Hà Nội, đồng hồ sẽ vừa đúng. Vậy mà lúc vào học, thầy lấy đồng hồ xem, thấy đồng hồ chết và kim chỉ 8 giờ kém 5. Anh hãy nghĩ mà coi, đồng hồ của thầy giáo tuy nhanh nhưng có phải trong khoảng non một giờ đồng hồ (từ 7 giờ đến 8 giờ) đồng hồ có thể chạy nhanh lên được tới trên 15 phút không? Thực là vô lí. Như vậy, ta có thể biết chắc rằng trước khi thầy giáo vào lớp học, áo ba-đờ-suy còn treo ở trên mắc, thì đã có người lên lấy đồng hồ ra, vặn lại rồi. Tôi đoán hẳn phải có một anh bạn nào tính tò mò, nhân vào sớm giờ thấy áo thầy giáo treo trên mắc, biết trong đó có đồng hồ nên tinh nghịch lén lấy ra mở, xem máy, vặn đi vặn lại và bởi vậy làm cho đồng hồ hỏng máy không chạy nữa!
Rồi đến giờ vào học, anh chàng ấy mới vội vàng bỏ đồng hồ vào túi trả thầy, tưởng rằng thầy sẽ không để ý đến, ngờ đâu, vừa vào lớp, thầy đã giở đồng hồ ra rồi. Và cũng bởi thế anh chàng kia sợ hãi, chờ cho đến giờ chơi, lại lẻn vào lớp, định lấy đồng hồ mở máy ra chữa. Song loay hoay chưa kịp lắp vào trả, vả lại đồng hồ cũng chưa chạy, anh chàng kia chợt thấy tôi ở ngoài vào (mãi về sau tôi mới nhớ lúc ra chơi tôi có bỏ lớp ra ngoài mất một lúc) không giấu đi đâu kịp, vội vàng bỏ đồng hồ vào túi và chạy ra khỏi lớp. Anh chàng này, không định lấy đồng hồ vậy mà thành ra ăn cắp bất đắc dĩ...
Sâm chú ý nghe Kỳ Phát, tỏ vẻ kính phục mà nói rằng:
- Anh kể việc đã xảy ra đúng như hệt chính mắt anh trông thấy vậy. Tôi đã hiểu từ chỗ 8 giờ kém 5 mà anh luận ra có kẻ nghịch đồng hồ trước khi vào học, nhưng tôi cũng chưa biết vì đâu mà anh biết tôi chính là thủ phạm.
Kỳ Phát gật đầu:
- Khi đã biết thế, tôi chỉ còn nhớ ra xem trong lớp thường có những bạn nào hay đến trường sớm và hay cất sách trước vào lớp để ra sân chơi. Tôi thấy có ba, bốn anh nhưng để ý tìm tòi, không thấy cặp ai có dấu gì khả nghi cả (vì tôi đoán có lẽ anh chàng ăn cắp bất đắc dĩ ấy không dám mang đồng hồ ra khỏi lớp ngay). Khi tìm đến chỗ anh ngồi thì tình cờ tôi thấy trên mặt bàn có vết dầu máy, khi tôi lấy giấy thấm lên lau thì vết dầu lại càng rõ rệt. Như vậy thì chắc chắn anh đã tháo máy đồng hồ để lên bàn rồi còn gì nữa.
Sâm ngắt lời hỏi:
– Có phải chính lúc anh đương vào lục xét ấy, thì thầy giáo rình, nhẩy vào, bắt gặp? Kỳ Phát buồn rầu, gật đầu:
– Chính thế, thầy vào, bắt được tôi đương lục sách, như vậy thì tôi dù có muốn chối cãi cũng không được nữa. Vả lại, tôi đã biết anh bất đắc dĩ mà làm việc ấy, anh xưa nay vốn là một người học trò chăm chỉ và ngoan ngoãn, tôi vẫn mến, tôi tự nhiên không muốn nói rõ việc ra đợi đến tối nay, lại anh, nói chuyện cho anh nghe và bàn cách xử trí.
(Phạm Cao Củng, Chiếc tất nhuộm bùn, NXB Công an nhân dân, 2018, tr. 63 – 67)
Chỉ ra những manh mối quan trọng giúp Kỳ Phát phát hiện ra sự thật của vụ việc thầy Hy mất đồng hồ.
Câu 6:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
CHIẾC MŨ MIỆN DÁT ĐÁ BE-RÔ
(Lược một đoạn: Ông chủ nhà băng Hôn-đơ (Holder) đến gặp thám tử Sơ-lốc Hôm (Sherlock Holmes) để nhờ điều tra vụ án. Ngân hàng của ông cho một khách hàng quý tộc vay số tiền lớn bằng cách thế chấp chiếc mũ miện bằng vàng nạm 39 hạt be-rô. Vì không tin tưởng vào hệ thống bảo vệ ngân hàng, ông Hôn-đơ đem chiếc mũ về nhà mình cất giữ. Chỉ hai người thân trong gia đình được ông cho biết nơi cất giấu chiếc mũ quý giá là con trai A-thơ (Arthur) và cô cháu gái Me-ry (Mary). A-thơ có tính cách ngông cuồng, bướng bỉnh, thường đưa huân tước Gioóc Bơn-queo (George Burnwell) – một người không đáng tin cậy – về nhà. Còn Me-ry là một cô gái xinh đẹp, tử tế, đằm thắm, có tài chăm nom nhà cửa, là cánh tay phải của ông Hôn-đơ. A-thơ yêu Me-ry hết lòng, muốn cưới cô nhưng bị cô từ chối. Ngay trong đêm đó, ông Hôn-đơ tỉnh dậy và bắt gặp A-thơ cầm chiếc mũ miện nhưng một góc phần khung bằng vàng cùng ba viên đá be-rô đã biến mất. Ông cho rằng chính A-thơ đánh cắp một góc của chiếc mũ nên ông giao con trai mình cho nhà chức trách. A-thơ bị bắt giam nhưng cậu ta chỉ im lặng. Theo lời Me-ry, tối hôm đó, cô hầu phòng Lu-xi (Lucy) đã lẻn ra ngoài hẹn hò tình nhân của mình. Cảnh sát đã không thể tìm được những viên đá quý bị lấy cắp.)
“Khi đến nhà ông”, Hôm nói tiếp, “tôi lập tức đi vòng quanh nhà để quan sát xem có còn vết tích nào trên tuyết có thể giúp ích cho mình hay không. Tôi biết rằng tuyết không rơi thêm từ đêm hôm trước và sương giá sẽ giữ lại nguyên vẹn mọi dấu vết. Tôi lần theo lối đi của người giao hàng nhưng nhận thấy các dấu vết đã bị giẫm đạp lên và không còn phân biệt được nữa. Tuy vậy, ngay phía trước, ở bên ngoài cánh cửa bếp, có một phụ nữ đã đứng trò chuyện với một người đàn ông, những vết tròn ở một bên chân cho biết anh ta có một chân bằng gỗ. Thậm chí tôi còn có thể nhận ra rằng cuộc nói chuyện của họ đã bị gián đoạn vì người phụ nữ đã vội vàng chạy về phía cửa, điều đó được thể hiện rõ qua việc ngón chân cái của cô ta in sâu xuống còn những dấu vết của gót chân thì nông hơn, trong khi đó anh chàng chân gỗ đứng đợi một lúc rồi bỏ đi. Lúc đó tôi nghĩ rằng hai người này có thể là cô hầu và người yêu của cô ta mà ông đã nói với tôi và cuộc điều tra cũng cho thấy là đúng như vậy. Tôi đi vòng quanh khu vườn song không nhìn thấy gì ngoài những dấu vết rải rác mà tôi cho là dấu chân của cảnh sát; nhưng khi tôi bước vào con đường mòn dẫn đến chuồng ngựa thì có một câu chuyện dài và phức tạp được viết trên tuyết ngay trước mắt tôi.
Có hai hàng dấu chân của một người đàn ông đi giày và hai hàng dấu chân khác mà tôi vui mừng nhận ra là thuộc về một người đàn ông đi chân trần. Từ lời kể của ông, tôi lập tức tin chắc rằng người thứ hai chính là con trai ông. Người thứ nhất đi bộ theo cả hai chiều còn người thứ hai thì chạy vội vã và vì dấu chân của anh ta in lên những dấu giày lõm xuống, rõ ràng là anh ta đã chạy theo người kia. Tôi lần theo những dấu chân này và thấy chúng dẫn đến cánh cửa sổ nhìn ra con đường mòn, là nơi mà kẻ đi giày đã đạp tuyết lún xuống trong khi chờ đợi. Rồi tôi bước đến đầu kia của con đường mòn, cách đó gần một trăm y-át. Tại đây, tôi nhìn thấy kẻ mang giày đã quay mặt lại và tuyết bị giẫm nát như thể đã xảy ra một cuộc vật lộn và cuối cùng thì có vài giọt máu rơi trên tuyết cho tôi thấy là mình đã không lầm. Sau đó, kẻ đi giày đã chạy xuôi theo con đường mòn và một vết máu nhỏ khác cho biết hắn đã bị thương. Khi hắn đi đến chỗ tiếp giáp với đường cái thì tôi nhận thấy vỉa hè đã được quét sạch, vậy là dấu vết kết thúc ở đó.
Tuy nhiên, khi trở vào nhà, như ông còn nhớ, tôi đã dùng kính lúp xem xét kĩ bệ cửa và khung cửa sổ nhìn ra con đường mòn và lập tức biết rằng có ai đó đã đi qua lối này. Tôi có thể nhận ra hình dáng của lòng bàn chân nơi bàn chân ướt đã đặt lên khi bước vào. Khi đó tôi bắt đầu hình dung sự việc đã xảy ra như sau: Một người đàn ông đứng đợi bên ngoài cửa sổ; ai đó đem vật trang sức bằng đá quý đến; hành động đó bị con trai ông trông thấy; anh ta đuổi theo kẻ trộm; đánh nhau với hắn; người nào cũng giằng mạnh chiếc mũ miện, sức lực của cả hai người cộng lại khiến cho nó gãy lìa mà nếu chỉ một mình thì không ai có thể làm được. Con trai ông mang chiến lợi phẩm quay trở vào nhà nhưng đã để lại một mảnh trong tay của đối thủ. Đến đây thì tôi đã hiểu rõ. Vấn đề đặt ra bây giờ là, kẻ đó là ai và ai đã đem chiếc mũ miện đến cho hắn?
Tôi có một phương châm là: Sau khi loại trừ được những gì không thể thì điều gì còn lại, dù có khó xảy ra đến đâu, ắt phải là đáp án chân thực. Tôi biết ông không phải là người đã đem nó xuống nhà, vậy thì chỉ còn lại cháu gái của ông và mấy người hầu. Nhưng nếu đó là những cô hầu thì tại sao con trai ông lại chấp nhận bị kết tội thay? Không có lí do nào cả. Tuy vậy, vì anh ta yêu người em họ của mình nên đó chính là cái cớ tuyệt vời để giải thích cho việc anh ta giữ kín bí mật của cô ta – nhất là khi bí mật đó là một điều ô nhục. Khi tôi nhớ lại là ông đã nhìn thấy cô ta đứng bên cửa sổ, và cô ta đã ngất xỉu khi trông thấy chiếc mũ miện xuất hiện trở lại thì điều phỏng đoán của tôi đã trở nên chắc chắn.
Và kẻ đồng loã của cô ta có thể là ai? Đương nhiên đó phải là một người tình vì còn ai khác có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn tình thương yêu và lòng biết ơn của cô ta đối với ông kia chứ? Tôi biết rằng ông ít khi ra khỏi nhà và quan hệ bạn bè cũng rất hạn chế. Nhưng trong số đó có huân tước Gioóc Bơn-queo. Trước đây, tôi đã từng nghe nói hắn là một gã có nhiều tai tiếng đối với phụ nữ. Kẻ đi giày và giữ những viên đá bị mất chính là hắn. Cho dù biết rằng mình đã bị A-thơ phát hiện, hắn vẫn hi vọng sẽ được an toàn vì chàng trai sẽ không thể tiết lộ một lời nào vì sợ làm tổn hại đến gia đình.
Trong hoàn cảnh đó, hẳn óc xét đoán của quý vị cũng sẽ nghĩ ra được biện pháp kế tiếp mà tôi sử dụng. Tôi đến nhà của huân tước Gioóc Bơn-queo trong bộ dạng của một kẻ lang thang, tìm cách làm quen với người đầy tớ của hắn và được biết là ông chủ của anh ta có bị thương ở đầu vào đêm trước, và cuối cùng với một món tiền là sáu si-linh, tôi mua lại một đôi giày đã hỏng của chủ anh ta để kiểm tra lại cho chắc chắn. Tôi mang đôi giày đó đến Xtre-đầm (Streatham) để ướm thử và thấy rằng chúng vừa khít với những dấu chân.
(A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, Sơ-lốc Hôm toàn tập, tập 1, Lê Quang Toản dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2022, tr. 503 – 505)
Em rút ra bài học gì từ câu chuyện được kể trong đoạn trích?
Câu 7:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(Lược một đoạn: Thầy giáo Hy bị mất chiếc đồng hồ để trong túi áo ba-đờ-suy? treo trong lớp học. Thầy trách phạt Kỳ Phát vì cho rằng cậu đã lấy chiếc đồng hồ đó trong giờ ra chơi.)
Buổi tối hôm ấy, sau khi ăn cơm xong, Kỳ Phát một mình đến nhà Sâm. [...] Thấy Kỳ Phát thấp thoáng đằng xa, Sâm lúc ấy đương đứng chơi ngoài cổng, định lảng chạy vào trong nhà, nhưng Kỳ Phát đã lên tiếng gọi:
– Anh Sâm ơi! Tôi biết rõ chuyện rồi!
Sâm nghe thấy Kỳ Phát nói thế càng lộ vẻ luống cuống, đành đứng im mà đợi. Kỳ Phát đã đến nơi, thấy mặt Sâm xám ngắt, ngơ ngác nhìn mình thì bất giác thương hại, vỗ vai mà bảo rằng:
– Tôi hiểu rõ chuyện, tôi biết không phải anh định lấy cắp đồng hồ, chỉ vì tính tò mò mà bất đắc dĩ phải giữ lại như vậy. Và sau anh không dám trả nữa... [...]
Sâm như hối hận, rơm rớm nước mắt nói rằng:
– Tôi không ngờ anh lại hiểu rõ chuyện như vậy. Chỉ vì tôi rút rát quá thành ra để anh mang tiếng oan... Mấy hôm nay tôi khổ lắm...
Kỳ Phát hỏi:
– Nhưng bây giờ đồng hồ đâu rồi, vẫn còn hỏng phải không?
Sâm đưa Kỳ Phát vào trong nhà, lấy đồng hồ trao cho rồi lo lắng nói:
– Nhưng anh trả cách nào để cho thầy giáo khỏi biết! [...]
Sâm đưa Kỳ Phát ra cửa, sực nhớ, hỏi rằng:
– À, nhưng vì ai nói mà anh biết được việc này?
Kỳ Phát lắc đầu:
– Không, có ai biết mà nói được! Để tôi cắt nghĩa cho anh nghe, chỉ nhờ có chỗ 8 giờ kém 5 mà tôi tìm được ra người đã lấy, nói trót cầm thì đúng hơn, chiếc đồng hồ của thầy giáo Hy.
Thấy Sâm ngạc nhiên không hiểu, Kỳ Phát tiếp:
- Anh nên để ý một điều là: thầy giáo Hy sáng hôm ấy đến trường lúc 7 giờ 15. Vì thầy cần lên Hà Nội nên lấy đồng hồ lại, để chậm 15 phút vì lẽ đồng hồ thầy chạy nhanh, như vậy thì lên đến Hà Nội, đồng hồ sẽ vừa đúng. Vậy mà lúc vào học, thầy lấy đồng hồ xem, thấy đồng hồ chết và kim chỉ 8 giờ kém 5. Anh hãy nghĩ mà coi, đồng hồ của thầy giáo tuy nhanh nhưng có phải trong khoảng non một giờ đồng hồ (từ 7 giờ đến 8 giờ) đồng hồ có thể chạy nhanh lên được tới trên 15 phút không? Thực là vô lí. Như vậy, ta có thể biết chắc rằng trước khi thầy giáo vào lớp học, áo ba-đờ-suy còn treo ở trên mắc, thì đã có người lên lấy đồng hồ ra, vặn lại rồi. Tôi đoán hẳn phải có một anh bạn nào tính tò mò, nhân vào sớm giờ thấy áo thầy giáo treo trên mắc, biết trong đó có đồng hồ nên tinh nghịch lén lấy ra mở, xem máy, vặn đi vặn lại và bởi vậy làm cho đồng hồ hỏng máy không chạy nữa!
Rồi đến giờ vào học, anh chàng ấy mới vội vàng bỏ đồng hồ vào túi trả thầy, tưởng rằng thầy sẽ không để ý đến, ngờ đâu, vừa vào lớp, thầy đã giở đồng hồ ra rồi. Và cũng bởi thế anh chàng kia sợ hãi, chờ cho đến giờ chơi, lại lẻn vào lớp, định lấy đồng hồ mở máy ra chữa. Song loay hoay chưa kịp lắp vào trả, vả lại đồng hồ cũng chưa chạy, anh chàng kia chợt thấy tôi ở ngoài vào (mãi về sau tôi mới nhớ lúc ra chơi tôi có bỏ lớp ra ngoài mất một lúc) không giấu đi đâu kịp, vội vàng bỏ đồng hồ vào túi và chạy ra khỏi lớp. Anh chàng này, không định lấy đồng hồ vậy mà thành ra ăn cắp bất đắc dĩ...
Sâm chú ý nghe Kỳ Phát, tỏ vẻ kính phục mà nói rằng:
- Anh kể việc đã xảy ra đúng như hệt chính mắt anh trông thấy vậy. Tôi đã hiểu từ chỗ 8 giờ kém 5 mà anh luận ra có kẻ nghịch đồng hồ trước khi vào học, nhưng tôi cũng chưa biết vì đâu mà anh biết tôi chính là thủ phạm.
Kỳ Phát gật đầu:
- Khi đã biết thế, tôi chỉ còn nhớ ra xem trong lớp thường có những bạn nào hay đến trường sớm và hay cất sách trước vào lớp để ra sân chơi. Tôi thấy có ba, bốn anh nhưng để ý tìm tòi, không thấy cặp ai có dấu gì khả nghi cả (vì tôi đoán có lẽ anh chàng ăn cắp bất đắc dĩ ấy không dám mang đồng hồ ra khỏi lớp ngay). Khi tìm đến chỗ anh ngồi thì tình cờ tôi thấy trên mặt bàn có vết dầu máy, khi tôi lấy giấy thấm lên lau thì vết dầu lại càng rõ rệt. Như vậy thì chắc chắn anh đã tháo máy đồng hồ để lên bàn rồi còn gì nữa.
Sâm ngắt lời hỏi:
– Có phải chính lúc anh đương vào lục xét ấy, thì thầy giáo rình, nhẩy vào, bắt gặp? Kỳ Phát buồn rầu, gật đầu:
– Chính thế, thầy vào, bắt được tôi đương lục sách, như vậy thì tôi dù có muốn chối cãi cũng không được nữa. Vả lại, tôi đã biết anh bất đắc dĩ mà làm việc ấy, anh xưa nay vốn là một người học trò chăm chỉ và ngoan ngoãn, tôi vẫn mến, tôi tự nhiên không muốn nói rõ việc ra đợi đến tối nay, lại anh, nói chuyện cho anh nghe và bàn cách xử trí.
(Phạm Cao Củng, Chiếc tất nhuộm bùn, NXB Công an nhân dân, 2018, tr. 63 – 67)
Nếu một bài học em rút ra được từ đoạn trích.
về câu hỏi!