Câu hỏi:

31/08/2024 113

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

(Lược một đoạn: Nữ cảnh sát Hà “ớt” tìm đến ngôi biệt thự có vườn hồng bao quanh để trao hộp quà sinh nhật cho Mai, bà chủ của căn biệt thự. Hà chỉ chơi một lúc rồi ra về vì nghĩ chắc hẳn chồng Mai sẽ có món quà sinh nhật đặc biệt dành cho vợ.)

19 giờ, chiếc Civic bóng loáng phóng nhanh vào sân. Đó là Hưng, chồng Mai. Một anh chàng có ngoại hình khá với tóc húi cua đậm nét thời thượng, trên cổ có xăm hình chiếc chìa khoá lấp lửng. Hưng quay xe đưa Hà ra bến xe. [...]

Món quà mà Hưng dành cho vợ là một đoá hồng, một đoá hồng còn đẫm sương được gói cẩn thận trong một chiếc khăn tay màu trắng. Mai vui vẻ nhận lấy.

– Đừng chạm vào thứ chết người đó, Mai. Tránh xa hắn ra đi...

Hà xuất hiện, Hưng đứng sang một bên. Chị nhanh tay kéo Mai về phía mình. – Sao cô còn ở đây? – Hưng hét lên.

– Nếu tôi không ở đây thì bây giờ Mai đã toi rồi và kế hoạch đêm nay đã hoàn thành, phải vậy không?

– Kế hoạch gì chứ? – Mai nắm chặt tay Hà, giọng khẩn khoản. – Chị đã biết điều gì chăng? Nói em nghe đi...

– Một âm mưu khủng khiếp. Ban đầu tôi cho là mình quá đa nghi, tôi nên cố lờ đi, nhưng sau đó, tôi nghĩ là mình phải quay trở lại đây thật nhanh, trước khi bi kịch diễn ra... [...]

Lúc đưa tôi về, hắn đã kiên nhẫn đợi cho đến khi tôi bắt được xe buýt và bám theo đuôi xe của tôi cho tới khi khẳng định là tôi đã “về đúng hướng” hắn mới quay trở lại là tôi nghĩ có âm mưu gì đó rồi. Chính tôi đã phát hiện ra điều kì lạ trong ngôi nhà này. Đầu tiên khi tôi hỏi đường đến đây tôi mới biết khu biệt thự có vườn hồng bao quanh hầu như chả ai biết cả, thế nên tôi mới hỏi anh cảnh sát khu vực phụ trách địa bàn này, mới biết là nó nằm rất xa khu dân cư. Như vậy nếu có vụ việc xảy ra trong đêm cũng chẳng ai biết.

Thấy tất cả đang lắng nghe, Hà nói tiếp:

– Thứ hai, Mai vừa nhận một người giúp việc mới vào làm, cô này trẻ trung, xinh xắn, và cô ta không hề phù hợp với công việc của một người giúp việc tí nào, bởi tôi nhìn thấy cung cách phục vụ của cô ta, đôi bàn tay non nớt chưa từng làm bất kì việc gì nặng nhọc... Thế nên tôi đã nghĩ ngay đến việc Hưng và cô ta toa rập nhau làm hại Mai. [...] Thứ ba, giả thiết của tôi trong trường hợp này là nếu Mai chết thì ai sẽ được thừa hưởng toàn bộ gia tài đây? [...]

Hà nói một tràng dài với những lí lẽ đầy thuyết phục nhưng có vẻ Mai vẫn chưa tin lắm nên cố hỏi thêm:

– Nhưng chứng cớ đâu mà chị nói chồng tôi như thế?

Câu hỏi của Mai làm chị không thể kiềm chế được nữa, Hà nói như hát:

– Mai, em còn chưa chịu tỉnh lại sao? Tôi đã thắc mắc vì sao nhiều hoa như vậy mà chẳng có con ong nào bay lượn. Chính vì hắn đã xịt xi-a-nua khắp vườn hồng này với mong muốn là có ai đó hít phải và toi đời nhưng chẳng thu được kết quả. Và đêm hôm nay, hắn muốn kết liễu em bằng đoá hồng kia. Nó đã được ngâm trong xi-a-nua ít nhất là nửa giờ rồi, chất độc đã ngấm vào cánh hoa. Mai à, em cần phải biết là chỉ cần đưa lên mũi hít một hơi thôi là một người trưởng thành có thể chết. Bản thân tôi cũng không muốn tin đâu, cho đến khi Mai chuẩn bị đưa bông hồng đó lên mũi thì tôi mới khẳng định suy đoán của mình là đúng.

Thấy không ổn, Hưng nhắm hướng cổng của biệt thự mà vọt nhanh nhưng đã bị cảnh sát khu vực đang ghi hình sau bụi cây nguyệt quế gần đó tém giò. Hắn té chúi nhủi rồi bị khống chế sau đó.

(Theo Võ Chí Nhất, Đoá hồng đẫm sương, in trong Muội tro NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2022, tr. 130 – 133)

Hưng tặng quà gì cho Mai vào ngày sinh nhật?

A. Một căn biệt thự

B. Một vườn hồng

C. Một đoá hồng

D. Một chiếc khăn tay

Hot: 500+ Đề thi vào 10 file word các Sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có đáp án 2025 (chỉ từ 100k).

Tải ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án: C. Một đoá hồng.

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Viết đoạn văn phân tích nét đặc sắc của một truyện trinh thám mà em yêu thích.

Xem đáp án » 31/08/2024 12,749

Câu 2:

Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) tóm tắt một truyện trinh thám mà em đã đọc.

Xem đáp án » 31/08/2024 3,852

Câu 3:

Dựa vào đoạn trích truyện Đoá hồng đẫm sương của Võ Chí Nhất ở bài tập 6 phần Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt, hãy viết một truyện trinh thám ngắn, trong đó câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, qua lời của nhân vật nữ cảnh sát Hà “ớt”.

Xem đáp án » 31/08/2024 2,486

Câu 4:

Đọc lại văn bản Ba viên ngọc bích (từ Phát móc trong túi ra chiếc danh thiếp đến đã tráo lại của đào Phụng) trong SGK (tr. 42 – 43) và trả lời các câu hỏi:

Đặc điểm hệ thống nhân vật của thể loại truyện trinh thám được thể hiện như thế nào trong đoạn trích của truyện Ba viên ngọc bích?

Xem đáp án » 31/08/2024 2,251

Câu 5:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

(Lược một đoạn: Thầy giáo Hy bị mất chiếc đồng hồ để trong túi áo ba-đờ-suy? treo trong lớp học. Thầy trách phạt Kỳ Phát vì cho rằng cậu đã lấy chiếc đồng hồ đó trong giờ ra chơi.)

Buổi tối hôm ấy, sau khi ăn cơm xong, Kỳ Phát một mình đến nhà Sâm. [...] Thấy Kỳ Phát thấp thoáng đằng xa, Sâm lúc ấy đương đứng chơi ngoài cổng, định lảng chạy vào trong nhà, nhưng Kỳ Phát đã lên tiếng gọi:

– Anh Sâm ơi! Tôi biết rõ chuyện rồi!

Sâm nghe thấy Kỳ Phát nói thế càng lộ vẻ luống cuống, đành đứng im mà đợi. Kỳ Phát đã đến nơi, thấy mặt Sâm xám ngắt, ngơ ngác nhìn mình thì bất giác thương hại, vỗ vai mà bảo rằng:

– Tôi hiểu rõ chuyện, tôi biết không phải anh định lấy cắp đồng hồ, chỉ vì tính tò mò mà bất đắc dĩ phải giữ lại như vậy. Và sau anh không dám trả nữa... [...]

Sâm như hối hận, rơm rớm nước mắt nói rằng:

– Tôi không ngờ anh lại hiểu rõ chuyện như vậy. Chỉ vì tôi rút rát quá thành ra để anh mang tiếng oan... Mấy hôm nay tôi khổ lắm...

Kỳ Phát hỏi:

– Nhưng bây giờ đồng hồ đâu rồi, vẫn còn hỏng phải không?

Sâm đưa Kỳ Phát vào trong nhà, lấy đồng hồ trao cho rồi lo lắng nói:

– Nhưng anh trả cách nào để cho thầy giáo khỏi biết! [...]

Sâm đưa Kỳ Phát ra cửa, sực nhớ, hỏi rằng:

– À, nhưng vì ai nói mà anh biết được việc này?

Kỳ Phát lắc đầu:

– Không, có ai biết mà nói được! Để tôi cắt nghĩa cho anh nghe, chỉ nhờ có chỗ 8 giờ kém 5 mà tôi tìm được ra người đã lấy, nói trót cầm thì đúng hơn, chiếc đồng hồ của thầy giáo Hy.

Thấy Sâm ngạc nhiên không hiểu, Kỳ Phát tiếp:

- Anh nên để ý một điều là: thầy giáo Hy sáng hôm ấy đến trường lúc 7 giờ 15. Vì thầy cần lên Hà Nội nên lấy đồng hồ lại, để chậm 15 phút vì lẽ đồng hồ thầy chạy nhanh, như vậy thì lên đến Hà Nội, đồng hồ sẽ vừa đúng. Vậy mà lúc vào học, thầy lấy đồng hồ xem, thấy đồng hồ chết và kim chỉ 8 giờ kém 5. Anh hãy nghĩ mà coi, đồng hồ của thầy giáo tuy nhanh nhưng có phải trong khoảng non một giờ đồng hồ (từ 7 giờ đến 8 giờ) đồng hồ có thể chạy nhanh lên được tới trên 15 phút không? Thực là vô lí. Như vậy, ta có thể biết chắc rằng trước khi thầy giáo vào lớp học, áo ba-đờ-suy còn treo ở trên mắc, thì đã có người lên lấy đồng hồ ra, vặn lại rồi. Tôi đoán hẳn phải có một anh bạn nào tính tò mò, nhân vào sớm giờ thấy áo thầy giáo treo trên mắc, biết trong đó có đồng hồ nên tinh nghịch lén lấy ra mở, xem máy, vặn đi vặn lại và bởi vậy làm cho đồng hồ hỏng máy không chạy nữa!

Rồi đến giờ vào học, anh chàng ấy mới vội vàng bỏ đồng hồ vào túi trả thầy, tưởng rằng thầy sẽ không để ý đến, ngờ đâu, vừa vào lớp, thầy đã giở đồng hồ ra rồi. Và cũng bởi thế anh chàng kia sợ hãi, chờ cho đến giờ chơi, lại lẻn vào lớp, định lấy đồng hồ mở máy ra chữa. Song loay hoay chưa kịp lắp vào trả, vả lại đồng hồ cũng chưa chạy, anh chàng kia chợt thấy tôi ở ngoài vào (mãi về sau tôi mới nhớ lúc ra chơi tôi có bỏ lớp ra ngoài mất một lúc) không giấu đi đâu kịp, vội vàng bỏ đồng hồ vào túi và chạy ra khỏi lớp. Anh chàng này, không định lấy đồng hồ vậy mà thành ra ăn cắp bất đắc dĩ...

Sâm chú ý nghe Kỳ Phát, tỏ vẻ kính phục mà nói rằng:

- Anh kể việc đã xảy ra đúng như hệt chính mắt anh trông thấy vậy. Tôi đã hiểu từ chỗ 8 giờ kém 5 mà anh luận ra có kẻ nghịch đồng hồ trước khi vào học, nhưng tôi cũng chưa biết vì đâu mà anh biết tôi chính là thủ phạm.

Kỳ Phát gật đầu:

- Khi đã biết thế, tôi chỉ còn nhớ ra xem trong lớp thường có những bạn nào hay đến trường sớm và hay cất sách trước vào lớp để ra sân chơi. Tôi thấy có ba, bốn anh nhưng để ý tìm tòi, không thấy cặp ai có dấu gì khả nghi cả (vì tôi đoán có lẽ anh chàng ăn cắp bất đắc dĩ ấy không dám mang đồng hồ ra khỏi lớp ngay). Khi tìm đến chỗ anh ngồi thì tình cờ tôi thấy trên mặt bàn có vết dầu máy, khi tôi lấy giấy thấm lên lau thì vết dầu lại càng rõ rệt. Như vậy thì chắc chắn anh đã tháo máy đồng hồ để lên bàn rồi còn gì nữa.

Sâm ngắt lời hỏi:

– Có phải chính lúc anh đương vào lục xét ấy, thì thầy giáo rình, nhẩy vào, bắt gặp? Kỳ Phát buồn rầu, gật đầu:

– Chính thế, thầy vào, bắt được tôi đương lục sách, như vậy thì tôi dù có muốn chối cãi cũng không được nữa. Vả lại, tôi đã biết anh bất đắc dĩ mà làm việc ấy, anh xưa nay vốn là một người học trò chăm chỉ và ngoan ngoãn, tôi vẫn mến, tôi tự nhiên không muốn nói rõ việc ra đợi đến tối nay, lại anh, nói chuyện cho anh nghe và bàn cách xử trí.

(Phạm Cao Củng, Chiếc tất nhuộm bùn, NXB Công an nhân dân, 2018, tr. 63 – 67)

Nhận xét về tài năng điều tra của nhân vật Kỳ Phát.

Xem đáp án » 31/08/2024 2,237

Câu 6:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

(Lược một đoạn: Thầy giáo Hy bị mất chiếc đồng hồ để trong túi áo ba-đờ-suy? treo trong lớp học. Thầy trách phạt Kỳ Phát vì cho rằng cậu đã lấy chiếc đồng hồ đó trong giờ ra chơi.)

Buổi tối hôm ấy, sau khi ăn cơm xong, Kỳ Phát một mình đến nhà Sâm. [...] Thấy Kỳ Phát thấp thoáng đằng xa, Sâm lúc ấy đương đứng chơi ngoài cổng, định lảng chạy vào trong nhà, nhưng Kỳ Phát đã lên tiếng gọi:

– Anh Sâm ơi! Tôi biết rõ chuyện rồi!

Sâm nghe thấy Kỳ Phát nói thế càng lộ vẻ luống cuống, đành đứng im mà đợi. Kỳ Phát đã đến nơi, thấy mặt Sâm xám ngắt, ngơ ngác nhìn mình thì bất giác thương hại, vỗ vai mà bảo rằng:

– Tôi hiểu rõ chuyện, tôi biết không phải anh định lấy cắp đồng hồ, chỉ vì tính tò mò mà bất đắc dĩ phải giữ lại như vậy. Và sau anh không dám trả nữa... [...]

Sâm như hối hận, rơm rớm nước mắt nói rằng:

– Tôi không ngờ anh lại hiểu rõ chuyện như vậy. Chỉ vì tôi rút rát quá thành ra để anh mang tiếng oan... Mấy hôm nay tôi khổ lắm...

Kỳ Phát hỏi:

– Nhưng bây giờ đồng hồ đâu rồi, vẫn còn hỏng phải không?

Sâm đưa Kỳ Phát vào trong nhà, lấy đồng hồ trao cho rồi lo lắng nói:

– Nhưng anh trả cách nào để cho thầy giáo khỏi biết! [...]

Sâm đưa Kỳ Phát ra cửa, sực nhớ, hỏi rằng:

– À, nhưng vì ai nói mà anh biết được việc này?

Kỳ Phát lắc đầu:

– Không, có ai biết mà nói được! Để tôi cắt nghĩa cho anh nghe, chỉ nhờ có chỗ 8 giờ kém 5 mà tôi tìm được ra người đã lấy, nói trót cầm thì đúng hơn, chiếc đồng hồ của thầy giáo Hy.

Thấy Sâm ngạc nhiên không hiểu, Kỳ Phát tiếp:

- Anh nên để ý một điều là: thầy giáo Hy sáng hôm ấy đến trường lúc 7 giờ 15. Vì thầy cần lên Hà Nội nên lấy đồng hồ lại, để chậm 15 phút vì lẽ đồng hồ thầy chạy nhanh, như vậy thì lên đến Hà Nội, đồng hồ sẽ vừa đúng. Vậy mà lúc vào học, thầy lấy đồng hồ xem, thấy đồng hồ chết và kim chỉ 8 giờ kém 5. Anh hãy nghĩ mà coi, đồng hồ của thầy giáo tuy nhanh nhưng có phải trong khoảng non một giờ đồng hồ (từ 7 giờ đến 8 giờ) đồng hồ có thể chạy nhanh lên được tới trên 15 phút không? Thực là vô lí. Như vậy, ta có thể biết chắc rằng trước khi thầy giáo vào lớp học, áo ba-đờ-suy còn treo ở trên mắc, thì đã có người lên lấy đồng hồ ra, vặn lại rồi. Tôi đoán hẳn phải có một anh bạn nào tính tò mò, nhân vào sớm giờ thấy áo thầy giáo treo trên mắc, biết trong đó có đồng hồ nên tinh nghịch lén lấy ra mở, xem máy, vặn đi vặn lại và bởi vậy làm cho đồng hồ hỏng máy không chạy nữa!

Rồi đến giờ vào học, anh chàng ấy mới vội vàng bỏ đồng hồ vào túi trả thầy, tưởng rằng thầy sẽ không để ý đến, ngờ đâu, vừa vào lớp, thầy đã giở đồng hồ ra rồi. Và cũng bởi thế anh chàng kia sợ hãi, chờ cho đến giờ chơi, lại lẻn vào lớp, định lấy đồng hồ mở máy ra chữa. Song loay hoay chưa kịp lắp vào trả, vả lại đồng hồ cũng chưa chạy, anh chàng kia chợt thấy tôi ở ngoài vào (mãi về sau tôi mới nhớ lúc ra chơi tôi có bỏ lớp ra ngoài mất một lúc) không giấu đi đâu kịp, vội vàng bỏ đồng hồ vào túi và chạy ra khỏi lớp. Anh chàng này, không định lấy đồng hồ vậy mà thành ra ăn cắp bất đắc dĩ...

Sâm chú ý nghe Kỳ Phát, tỏ vẻ kính phục mà nói rằng:

- Anh kể việc đã xảy ra đúng như hệt chính mắt anh trông thấy vậy. Tôi đã hiểu từ chỗ 8 giờ kém 5 mà anh luận ra có kẻ nghịch đồng hồ trước khi vào học, nhưng tôi cũng chưa biết vì đâu mà anh biết tôi chính là thủ phạm.

Kỳ Phát gật đầu:

- Khi đã biết thế, tôi chỉ còn nhớ ra xem trong lớp thường có những bạn nào hay đến trường sớm và hay cất sách trước vào lớp để ra sân chơi. Tôi thấy có ba, bốn anh nhưng để ý tìm tòi, không thấy cặp ai có dấu gì khả nghi cả (vì tôi đoán có lẽ anh chàng ăn cắp bất đắc dĩ ấy không dám mang đồng hồ ra khỏi lớp ngay). Khi tìm đến chỗ anh ngồi thì tình cờ tôi thấy trên mặt bàn có vết dầu máy, khi tôi lấy giấy thấm lên lau thì vết dầu lại càng rõ rệt. Như vậy thì chắc chắn anh đã tháo máy đồng hồ để lên bàn rồi còn gì nữa.

Sâm ngắt lời hỏi:

– Có phải chính lúc anh đương vào lục xét ấy, thì thầy giáo rình, nhẩy vào, bắt gặp? Kỳ Phát buồn rầu, gật đầu:

– Chính thế, thầy vào, bắt được tôi đương lục sách, như vậy thì tôi dù có muốn chối cãi cũng không được nữa. Vả lại, tôi đã biết anh bất đắc dĩ mà làm việc ấy, anh xưa nay vốn là một người học trò chăm chỉ và ngoan ngoãn, tôi vẫn mến, tôi tự nhiên không muốn nói rõ việc ra đợi đến tối nay, lại anh, nói chuyện cho anh nghe và bàn cách xử trí.

(Phạm Cao Củng, Chiếc tất nhuộm bùn, NXB Công an nhân dân, 2018, tr. 63 – 67)

Chỉ ra những manh mối quan trọng giúp Kỳ Phát phát hiện ra sự thật của vụ việc thầy Hy mất đồng hồ.

Xem đáp án » 31/08/2024 1,817

Câu 7:

Hãy tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với một nhân vật trong một truyện trinh thám. Nhân vật văn học nào em muốn gặp gỡ? Vì sao? Hãy tìm ý cho bài kể chuyện theo gợi ý sau (kẻ bảng vào vở):

Nhan đề câu chuyện

Nhân vật văn học mà em gặp gỡ:

Bối cảnh gặp gỡ (thời gian, không gian):

Đặc điểm của nhân vật (ngoại hình, trang phục):

Nội dung cuộc trò chuyện giữa em và nhân vật:

Bài học em rút ra từ cuộc trò chuyện với nhân vật:

Xem đáp án » 31/08/2024 1,727
Vietjack official store
Đăng ký gói thi VIP

VIP +1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +6 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +12 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua