Câu hỏi:
31/08/2024 1,180Đọc bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và trả lời các câu hỏi:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành,
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...
Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia li.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói,
Tựa cửa, nhìn xa, nghĩ ngợi gì.
(Thơ Xuân Diệu, NXB Văn học, Hà Nội, 2016, tr. 22 – 23)
Trong hai khổ thơ đầu, cảnh sắc mùa thu trong vườn hiện lên như thế nào? Chỉ ra các biện pháp tu từ, các từ láy được sử dụng trong hai khổ thơ và nêu tác dụng của chúng.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mặc dù bước đi của mùa thu rất chậm rãi nhưng nhà thơ đã cảm nhận được những thay đổi tinh tế của cảnh sắc trong vườn:
– Rặng liễu rủ được nhân hoá thành hình ảnh những người phụ nữ đang đứng chịu tang: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”. Từ láy đìu hiu gợi lên cảm giác vắng vẻ, buồn bã.
– Lá cây chuyển vàng khiến mùa thu như khoác lên mình chiếc áo màu mơ phai thơ mộng được dệt nên từ muôn ngàn chiếc lá vàng. Biện pháp tu từ nhân hoá gợi lên sự thay đổi bất ngờ của cây lá mùa thu.
– Một vài loài hoa đã lác đác rụng. Chú ý cách sử dụng từ ngữ mới lạ (hơn một loài hoa) diễn tả hình ảnh chưa nhiều loài hoa tàn rụng.
– Sắc đỏ của lá thu đang lấn dần từng chút sắc xanh. Biện pháp tu từ nhân hoá miêu tả trạng thái chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ của lá thu.
– Những luồng gió thổi nhẹ làm rung rinh lá... Cành cây rụng lá để lộ “đổi nhánh khô gầy xương mỏng manh”. Cách kết hợp từ mới lạ luồng run rẩy nhánh khô gầy; từ láy rung rinh, mỏng manh đã gợi lên những trạng thái vận động mơ hồ, tinh tế của vạn vật khi mùa thu tới.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bài thơ Cây phong ba đảo Nam Yết của Trần Đăng Khoa và trả lời các câu hỏi:
Không phải lúc nào cũng bão
Bão tan. Trời lại biếc xanh
Chỉ thương bóng cây son trẻ
Vẫn mang bão táp trong mình
Thân cây sao mà mềm mại
Lá cây sao vẫn mượt mà
Mỗi năm hàng trăm trận bão
Trên mình cây,
đã đi qua...
Chiều nay tôi đứng trước cây
Lòng nghĩ về người chiến sĩ
Dáng cây sao mà dẻo dai
Vóc người sao mà bền bỉ
Tôi ngước nhìn lên ngọn cây
Lại thấy chòi quan sát đảo
Bóng chàng lính trẻ hiên ngang
In lên màu mây mang bão...
(Nhiều tác giả, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007, tr. 408 – 409)
Xác định mạch cảm xúc của bài thơ.
Câu 2:
Đọc bài thơ Cây phong ba đảo Nam Yết của Trần Đăng Khoa và trả lời các câu hỏi:
Không phải lúc nào cũng bão
Bão tan. Trời lại biếc xanh
Chỉ thương bóng cây son trẻ
Vẫn mang bão táp trong mình
Thân cây sao mà mềm mại
Lá cây sao vẫn mượt mà
Mỗi năm hàng trăm trận bão
Trên mình cây,
đã đi qua...
Chiều nay tôi đứng trước cây
Lòng nghĩ về người chiến sĩ
Dáng cây sao mà dẻo dai
Vóc người sao mà bền bỉ
Tôi ngước nhìn lên ngọn cây
Lại thấy chòi quan sát đảo
Bóng chàng lính trẻ hiên ngang
In lên màu mây mang bão...
(Nhiều tác giả, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007, tr. 408 – 409)
Hình ảnh cây phong ba trên đảo Nam Yết được khắc hoạ như thế nào trong hai khổ thơ đầu? Tình cảm của tác giả đối với cây ra sao?
Câu 3:
Đọc lại bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ và trả lời các câu hỏi:
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ tám chữ
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ lục bát
Câu 4:
Đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư và trả lời các câu hỏi:
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng;
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời,
Lúc người còn sống, tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.
Hình dáng me tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.
(Thi ca Việt Nam chọn lọc, Thơ Lưu Trọng Lư, NXB Đồng Nai, Đồng Nai, 2005, tr. 46)
Ở hai khổ thơ cuối, trong mường tượng của nhân vật “tôi”, hình ảnh người mẹ hiện lên với đặc điểm gì? Tình cảm của người con dành cho mẹ như thế nào?
Câu 5:
Đọc bài thơ Cây phong ba đảo Nam Yết của Trần Đăng Khoa và trả lời các câu hỏi:
Không phải lúc nào cũng bão
Bão tan. Trời lại biếc xanh
Chỉ thương bóng cây son trẻ
Vẫn mang bão táp trong mình
Thân cây sao mà mềm mại
Lá cây sao vẫn mượt mà
Mỗi năm hàng trăm trận bão
Trên mình cây,
đã đi qua...
Chiều nay tôi đứng trước cây
Lòng nghĩ về người chiến sĩ
Dáng cây sao mà dẻo dai
Vóc người sao mà bền bỉ
Tôi ngước nhìn lên ngọn cây
Lại thấy chòi quan sát đảo
Bóng chàng lính trẻ hiên ngang
In lên màu mây mang bão...
(Nhiều tác giả, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007, tr. 408 – 409)
Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Câu 6:
Đọc bài thơ Cánh đồng thơ ấu của Dương Kiều Minh và trả lời các câu hỏi:
Ở giữa cánh đồng của mẹ
trong chiếc nôi màu thiên thanh
Mơ mơ cánh đồng thơ ấu
không không không cả bóng người
không bước chân ngày ngây dại
cậu bé bây giờ về nơi?
Em đấy, em cười, thôn nữ
chào ta như thể quen rồi
chốn này đâu là ta nữa
cánh đồng cậu bé ấy thôi!
Kia đôi nhân tình gần khuất
kia chiếc cầu cong thảnh thơi
kia những hàng cây thân trắng
kia toà nhà cổ im lời
Đấy cánh đồng ngày thơ ấu
ta chỉ như là khách thôi
tất cả kia là cậu bé
chìm trong mờ ảo sắc trời
(Thơ Dương Kiều Minh, NXB Văn học, Hà Nội, 2011, tr. 33)
Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Câu 7:
Đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư và trả lời các câu hỏi:
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng;
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời,
Lúc người còn sống, tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.
Hình dáng me tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.
(Thi ca Việt Nam chọn lọc, Thơ Lưu Trọng Lư, NXB Đồng Nai, Đồng Nai, 2005, tr. 46)
Nêu cảm hứng chủ đạo, chủ đề và căn cứ xác định chủ đề của bài thơ.
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!