Câu hỏi:
31/08/2024 186Đọc bài thơ Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm và trả lời các câu hỏi:
Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu.
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Bài hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm – Rụng xuống trái bàng đêm.
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi.
“- Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi,
Với lại bảy chú lùn rất quấy”
“– Mười đấy chứ! Nhìn xem trong lớp ấy”
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao).
Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm.
Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi.
Em đã yêu anh, anh đã xa vời
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường – chiếc lá buổi đầu tiên.
(Hoàng Nhuận Cầm, Xúc xắc mùa thu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1992, tr. 11 – 12)
Trong hai khổ thơ cuối, khi nhận ra thực tại “tất cả đã xa rồi”, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
– Bâng khuâng, tiếc nuối khi nhận ra tuổi học trò đã trôi qua, tất cả chỉ còn là kỉ niệm:
+ Từ thôi thể hiện cảm xúc hụt hẫng, tiếc nuối khi nghĩ về một thời vô tư “bím tóc trắng ngủ quên” trong lớp học, nghịch ngợm “cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ”.
+ Biện pháp tu từ điệp ngữ kết hợp ẩn dụ (quả đã ngọt, hoa đã vàng) nhấn mạnh thực tế tuổi thơ đã ra đi, những cô bé, cậu bé năm nào giờ đã trưởng thành.
+ Lời gọi hoa mướp của ta ơi thể hiện nỗi bâng khuâng, tiếc nuối da diết.
– Buồn bã vì tình yêu tuổi học trò cũng chỉ còn là kỉ niệm: “Em đã yêu anh, anh đã xa vời”. Biện pháp tu từ điệp ngữ (đã) cho thấy tất cả đã thuộc về quá khứ, chỉ còn lại những lưu luyến, vấn vương: “Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi”.
– Lo sợ những kỉ niệm đẹp thuở hoa niên rồi cũng sẽ tan biến: “Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại/ Không thấy trên sân trường – chiếc lá buổi đầu tiên”.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bài thơ Cây phong ba đảo Nam Yết của Trần Đăng Khoa và trả lời các câu hỏi:
Không phải lúc nào cũng bão
Bão tan. Trời lại biếc xanh
Chỉ thương bóng cây son trẻ
Vẫn mang bão táp trong mình
Thân cây sao mà mềm mại
Lá cây sao vẫn mượt mà
Mỗi năm hàng trăm trận bão
Trên mình cây,
đã đi qua...
Chiều nay tôi đứng trước cây
Lòng nghĩ về người chiến sĩ
Dáng cây sao mà dẻo dai
Vóc người sao mà bền bỉ
Tôi ngước nhìn lên ngọn cây
Lại thấy chòi quan sát đảo
Bóng chàng lính trẻ hiên ngang
In lên màu mây mang bão...
(Nhiều tác giả, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007, tr. 408 – 409)
Xác định mạch cảm xúc của bài thơ.
Câu 2:
Đọc bài thơ Cây phong ba đảo Nam Yết của Trần Đăng Khoa và trả lời các câu hỏi:
Không phải lúc nào cũng bão
Bão tan. Trời lại biếc xanh
Chỉ thương bóng cây son trẻ
Vẫn mang bão táp trong mình
Thân cây sao mà mềm mại
Lá cây sao vẫn mượt mà
Mỗi năm hàng trăm trận bão
Trên mình cây,
đã đi qua...
Chiều nay tôi đứng trước cây
Lòng nghĩ về người chiến sĩ
Dáng cây sao mà dẻo dai
Vóc người sao mà bền bỉ
Tôi ngước nhìn lên ngọn cây
Lại thấy chòi quan sát đảo
Bóng chàng lính trẻ hiên ngang
In lên màu mây mang bão...
(Nhiều tác giả, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007, tr. 408 – 409)
Hình ảnh cây phong ba trên đảo Nam Yết được khắc hoạ như thế nào trong hai khổ thơ đầu? Tình cảm của tác giả đối với cây ra sao?
Câu 3:
Đọc bài thơ Cánh đồng thơ ấu của Dương Kiều Minh và trả lời các câu hỏi:
Ở giữa cánh đồng của mẹ
trong chiếc nôi màu thiên thanh
Mơ mơ cánh đồng thơ ấu
không không không cả bóng người
không bước chân ngày ngây dại
cậu bé bây giờ về nơi?
Em đấy, em cười, thôn nữ
chào ta như thể quen rồi
chốn này đâu là ta nữa
cánh đồng cậu bé ấy thôi!
Kia đôi nhân tình gần khuất
kia chiếc cầu cong thảnh thơi
kia những hàng cây thân trắng
kia toà nhà cổ im lời
Đấy cánh đồng ngày thơ ấu
ta chỉ như là khách thôi
tất cả kia là cậu bé
chìm trong mờ ảo sắc trời
(Thơ Dương Kiều Minh, NXB Văn học, Hà Nội, 2011, tr. 33)
Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Câu 4:
Đọc lại bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ và trả lời các câu hỏi:
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ tám chữ
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ lục bát
Câu 5:
Lập dàn ý cho đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư.
Câu 6:
Đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư và trả lời các câu hỏi:
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng;
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời,
Lúc người còn sống, tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.
Hình dáng me tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.
(Thi ca Việt Nam chọn lọc, Thơ Lưu Trọng Lư, NXB Đồng Nai, Đồng Nai, 2005, tr. 46)
Ở hai khổ thơ cuối, trong mường tượng của nhân vật “tôi”, hình ảnh người mẹ hiện lên với đặc điểm gì? Tình cảm của người con dành cho mẹ như thế nào?
Câu 7:
Đọc bài thơ Cây phong ba đảo Nam Yết của Trần Đăng Khoa và trả lời các câu hỏi:
Không phải lúc nào cũng bão
Bão tan. Trời lại biếc xanh
Chỉ thương bóng cây son trẻ
Vẫn mang bão táp trong mình
Thân cây sao mà mềm mại
Lá cây sao vẫn mượt mà
Mỗi năm hàng trăm trận bão
Trên mình cây,
đã đi qua...
Chiều nay tôi đứng trước cây
Lòng nghĩ về người chiến sĩ
Dáng cây sao mà dẻo dai
Vóc người sao mà bền bỉ
Tôi ngước nhìn lên ngọn cây
Lại thấy chòi quan sát đảo
Bóng chàng lính trẻ hiên ngang
In lên màu mây mang bão...
(Nhiều tác giả, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007, tr. 408 – 409)
Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
về câu hỏi!