Câu hỏi:
31/08/2024 69Đọc lại văn bản Văn hoá hoa – cây cảnh trong SGK (tr. 96 – 99) và trả lời các câu hỏi:
Nếu được phép bổ sung một số cứ liệu ngôn ngữ và văn học cho bài viết của tác giả Trần Quốc Vượng, em sẽ bổ sung như thế nào? Nêu phương án phân bố các cứ liệu em vừa tìm được vào các đoạn cụ thể của văn bản.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi nhắc em ghi lại những liên tưởng nảy sinh khi đọc chuỗi dẫn chứng được tác giả đưa ra trong các đoạn nói về văn hoá hoa – cây cảnh của người Việt. Đó phải là những câu thơ, văn khái quát về tình cảm của con người đối với thiên nhiên hay những từ ngữ mang tính ẩn dụ thể hiện cách nhìn thiên nhiên như đối tượng có linh hồn. Các ngữ liệu mới mà em chợt nghĩ đến hay vừa tìm ra có thể được đặt xen kẽ hoặc tiếp nối chuỗi dẫn chứng do tác giả nêu sau từng thông tin khái quát. Ví dụ: Có thể bổ sung câu thơ sau đây để minh hoạ cho ý nói về việc người Việt biết chọn nơi non nước hữu tình để xây dựng đền – chùa – tháp – miếu:
Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá
Sư cụ nằm chung với khói mây.
(Nguyễn Khuyến, Nhớ cảnh chùa Đại)
Một số câu thơ, lời nhạc hay cụm từ khác có thể dùng để đặt xen vào đoạn từ Phương Đông đến tục thờ cây cối... trong văn bản: Nước còn cau mặt với tang thương (Bà Huyện Thanh Quan, Thăng Long thành hoài cổ); Mây che trên đầu và nắng trên vai (Trịnh Công Sơn, Một cõi đi về); Đỡ lấy đài xiêu, nưng lấy nhị,/ Hồn ơi, phong cảnh cũng là ngươi! (Xuân Diệu, Xuân rụng); biển gào, sóng thét, gió reo,..
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm đọc một số văn bản thông tin giới thiệu danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. Ghi vào nhật kí đọc sách thông tin cơ bản của văn bản, ý nghĩa của nhan đề và vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản; quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó; cách triển khai nội dung trong văn bản (theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng được phân loại, so sánh và đối chiếu,...) và tác dụng của cách triển khai đó; quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.
Câu 2:
Đọc lại văn bản Tình sông núi (đoạn từ ... Tôi lim dim cặp mắt đến Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng) trong SGK (tr. 102 – 103) và trả lời các câu hỏi:
Xác định các vị trí có gieo vần trong đoạn thơ và nêu nhận xét về cách sử dụng vần của tác giả.
Câu 3:
Viết bức thư ngắn gửi người bạn thân kể về một danh lam thắng cảnh em từng đến thăm và có ấn tượng sâu sắc.
Câu 4:
Em được giao nhiệm vụ viết bài thuyết minh với đề tài xác định là Về thăm quê Bác. Dựa vào trải nghiệm thực tế hoặc những tài liệu có liên quan mà em tham khảo được, hãy phác thảo các ý chính của bài viết, chú ý làm nổi bật từng chặng của hành trình và nhấn mạnh một số địa điểm quan trọng cần đến.
Câu 5:
Xây dựng dàn ý cho bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử mà em dự định viết để tham gia cuộc thi Tôi là hướng dẫn viên du lịch.
Câu 6:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng,... Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi; cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm khá rộng, sâu quá thắt lưng. Muốn vào hang, phải lội qua sông; rồi trèo ngược vách đá hiểm trở, cao mấy chục mét. Đứng trên đỉnh dốc sẽ nhìn thấy lòng hang xa tít phía dưới, được bao bọc bằng một quãng sông rộng, nước sâu. Vịn đá lần xuống chân dốc, chúng tôi ngồi bè qua sông để đến lòng hang chính.
(Hà My, Hang Én, dẫn theo Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr. 115)
Văn bản có đoạn trích trên thuộc thể loại gì? Dấu hiệu cơ bản nào trong đoạn trích cho phép khẳng định điều đó?
Câu 7:
Đọc lại văn bản Tình sông núi trong SGK (tr. 102 – 103) và trả lời các câu hỏi:
Trong tuỳ bút Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua (Ilya Ehrenburg) đã viết: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga (Volga), con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.” (dẫn theo Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2011, tr. 107). Cách nhìn nhận đó của nhà văn Nga giúp em hiểu thêm gì về mạch cảm xúc của bài thơ Tình sông núi? Hãy viết đoạn văn (có độ dài tuỳ chọn) để trả lời câu hỏi này.
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!