Câu hỏi:
31/08/2024 167Em được giao nhiệm vụ viết bài thuyết minh với đề tài xác định là Về thăm quê Bác. Dựa vào trải nghiệm thực tế hoặc những tài liệu có liên quan mà em tham khảo được, hãy phác thảo các ý chính của bài viết, chú ý làm nổi bật từng chặng của hành trình và nhấn mạnh một số địa điểm quan trọng cần đến.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Làng Sen quê Bác là mảnh đất đã in dấu bao lịch sử, nơi sản sinh ra vị anh hùng của dân tộc Việt Nam. Đây là điểm du lịch nổi tiếng của Nghệ An, hằng năm đón lượng lớn du khách trong và ngoài nước về ghé thăm.
* Vị trí:
- Nằm cách thành phố Vinh chỉ 16 km, du khách có thể thuận tiện ghé thăm mảnh đất làng Sen, hiện đang thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn.
- Đây cũng chính là quê gốc của Bác Hồ, người anh hùng Nguyễn Sinh Cung thời trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Đây cũng chính là niềm tự hào bao đời nay của người dân Nghệ An từ bao đời nay.
* Thời gian:
- Du khách có thể ghé thăm làng Sen quê Bác vào tất cả các mùa trong năm. Tuy nhiên tháng 5 được coi là phù hợp nhất bởi thời tiết mát mẻ, đặc biệt sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn khung cảnh sen nở đầy hồ.
- Du khách không cần trả phí khi vào thăm quan làng Sen, tuy nhiên cần nắm được thời gian mở cửa đón khách để tiện ghé thăm. Cụ thể là:
Mùa hè: Từ 7h - 11h30 và 13h30 - 17h.
Mùa đông: Từ 7h30 - 12h và 13h30 - 17h.
* Cách di chuyển đến làng Sen quê Bác như thế nào?
- Làng Sen quê Bác là địa điểm nằm tại Nghệ An, miền Trung Việt Nam. Do đó, du khách có nhiều cách di chuyển đến đây. Đối với những người dân sinh sống tại miền Bắc bạn có thể di chuyển bằng xe khách tại các bến xe như Giáp Bát, Yên Nghĩa, Bến xe nước ngầm,…Thời gian khoảng 5-6 tiếng nếu xuất phát từ Hà Nội. Hoặc bạn cũng có thể đặt vé máy bay từ Hà Nội – Vinh với giá chỉ từ gần 2 triệu đồng (khứ hồi đã bao gồm thuế, phí)
* Nên ở đâu khi đi du lịch làng Sen quê Bác?
Hệ thống khách sạn gần Làng Sen quê Bác cực kỳ phát triển và được đầu tư mạnh trong những năm gần đây. Du khách sẽ dễ dàng tìm được nơi nghỉ ngơi lý tưởng, bài viết xin đề cử một vài khách sạn tại Nghệ An ổn áp như:
+ Khách sạn Vinh Plaza. Địa chỉ: Số 3, P. Mai Hắc Đế, TP Vinh, Nghệ An
Mức giá: Từ 500.000 VNĐ/phòng/đêm
+ Khách sạn Mường Thanh Cửa Đông. Địa chỉ: 167 Nguyễn Phong Sắc, TP. Vinh, Nghệ An
Mức giá: Từ 670.000 VNĐ/phòng/đêm
+ Melia Vinpearl Cua Hoi Beach Resort. Địa chỉ: Đường Bình Minh, P. Nghi Hải, Cửa Lò, Nghệ An
Mức giá: Từ 2.800.000 VNĐ/phòng/đêm
* Những địa điểm cần ghé thăm khi đến làng Sen quê Bác
Đến với làng Sen, mảnh đất đã sản sinh ra biết bao vị anh hùng dân tộc, trong đó nổi bật nhất là Bác Hồ kính yêu, du khách có thể ghé thăm nhiều địa điểm. Để chuyến đi được trọn vẹn nhất, bạn hãy lưu lại những điểm sau. Đó là:
+ Đi dạo quanh ao sen
+ Làng Sen quê Bác
+ Thăm nhà Bác Hồ
+ Thăm mộ cụ Hoàng Thị Loan
+ Cụm di tích cây đa, đền làng Sen
* Bỏ túi kinh nghiệm du lịch làng Sen quê Bác chi tiết
Làng Sen là niềm tự hào của người dân Nghệ An. Hàng năm có vô số du khách để về ghé thăm di tích này. Bạn hãy ghi nhớ một số kinh nghiệm cần có để có một chuyến đi thú vị và suôn sẻ như sau:
+ Trang phục khi tham quan: Khi thăm làng Sen quê Bác, có thể mặc áo trắng hoặc áo dài truyền thống để tôn trọng và duy trì không khí trang nghiêm. Tuyệt đối không mặc đồ hở hang, nên chọn các trang phục kín đáo và thoáng mát.
+ Đồ dùng cần thiết: Mang theo giày thoải mái và áo mỏng, vì bạn sẽ đi bộ nhiều và thời tiết ở đây thường nóng ẩm. Ngoài ra nên dùng thêm mũ nón che chắn, kem chống nắng đầy đủ, mang theo máy ảnh để lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ!
+ Trong khi ở nhà Bác: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn của nhân viên, không chụp ảnh trong nhà, đi nhẹ nói khẽ, có thể đọc sẵn một số tài liệu nơi này hiểu rõ hơn. Du khách không tự ý di chuyển các đồ vật được sắp xếp trong nhà.
* Nên ăn gì khi đi ghé thăm làng Sen quê Bác?
Tại làng Sen quê Bác có rất nhiều đặc sản thơm ngon. Du khách sau khi thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên bàn tay khéo léo của dân xứ Nghệ. Một số gợi ý cho bạn thưởng thức khi có dịp ghé thăm như sau:
+ Ăn vặt đường phố: Du khách có thể thưởng thức các món ăn địa phương như bánh bèo, bánh bột lọc, chè, hoặc các loại hủ tiếu, bún, bánh đa Đô Lương và nhiều món khác.
+ Cháo lươn Vinh
+ Mực nháy nướng
+ Bánh mướt Nghệ An.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm đọc một số văn bản thông tin giới thiệu danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. Ghi vào nhật kí đọc sách thông tin cơ bản của văn bản, ý nghĩa của nhan đề và vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản; quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó; cách triển khai nội dung trong văn bản (theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng được phân loại, so sánh và đối chiếu,...) và tác dụng của cách triển khai đó; quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.
Câu 2:
Đọc lại văn bản Tình sông núi (đoạn từ ... Tôi lim dim cặp mắt đến Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng) trong SGK (tr. 102 – 103) và trả lời các câu hỏi:
Xác định các vị trí có gieo vần trong đoạn thơ và nêu nhận xét về cách sử dụng vần của tác giả.
Câu 3:
Viết bức thư ngắn gửi người bạn thân kể về một danh lam thắng cảnh em từng đến thăm và có ấn tượng sâu sắc.
Câu 4:
Tìm đọc một số văn bản nghị luận xã hội viết về những vấn đề của đất nước hoặc nhân loại. Ghi vào nhật kí đọc sách luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; vai trò của luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
Câu 5:
Đọc lại văn bản Văn hoá hoa – cây cảnh trong SGK (tr. 96 – 99) và trả lời các câu hỏi:
Em hiểu như thế nào về khái niệm thiên nhiên thứ hai được tác giả sử dụng trong văn bản? Thiên nhiên thứ hai đó cho biết điều gì về lịch sử phát triển của loài người?
Câu 6:
Đọc lại văn bản Tình sông núi trong SGK (tr. 102 – 103) và trả lời các câu hỏi:
Trong tuỳ bút Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua (Ilya Ehrenburg) đã viết: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga (Volga), con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.” (dẫn theo Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2011, tr. 107). Cách nhìn nhận đó của nhà văn Nga giúp em hiểu thêm gì về mạch cảm xúc của bài thơ Tình sông núi? Hãy viết đoạn văn (có độ dài tuỳ chọn) để trả lời câu hỏi này.
về câu hỏi!