Câu hỏi:
01/09/2024 83(Câu hỏi 2, SGK) Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình qua hai câu thực và hai câu luận (ý thức về cá nhân, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,...).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Quan niệm sống của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu thực và hai câu luận:
- Hai câu thực: Sống là phải có ý thức về “cái tôi”. Nhà thơ tin tưởng vào “cái tôi”: “Trong khoảng trăm năm cần có tớ”. Đó là “cái tôi” công dân, đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời, trước đất nước. “Cái tôi” biết hi sinh, cống hiến cho sự nghiệp chung, chứ không phải “cái tôi” cá nhân chỉ biết hưởng lạc. Bên cạnh niềm tự tin vào bản thân là niềm hi vọng, niềm tin vào lớp người trong tương lai: “Sau này muôn thuở, há không ai?”.
- Hai câu luận: Trước hoàn cảnh thực tế của đất nước “non sông đã chết” (đất nước đã mất vào tay giặc), nhà thơ đau đớn, xót xa nhưng đồng thời khẳng định ý chí kiên cường không cam chịu sống cuộc đời nô lệ. Quan niệm sống của tác giả mang những sắc thái mới của tư tưởng thời đại: dũng cảm từ bỏ nền học vấn cũ mà minh từng gắn bó, bởi nên học vấn đó đã lạc hậu, không giúp ích gì trước cảnh nước mất nhà tan. Nhà thơ khát vọng đi tìm con đường cứu nước mới để dân tộc thoát khỏi cảnh đau khổ, lầm than.
Quan niệm sống của nhân vật trữ tinh thể hiện khí phách ngang tàng, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, lí tưởng yêu nước nồng cháy của một nhà cách mạng tiên phong trong thời đại mới.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn về thể loại văn tế, hãy chỉ ra và phân tích một số đặc điểm của thể loại này về lời văn, về từ ngữ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Câu 2:
Với trải nghiệm học tập của bản thân, em hãy viết đoạn văn giải thích câu ngạn ngữ sau: Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lui.
Câu 3:
II. Bài tập tiếng Việt
(Bài tập 1, SGK) Tìm biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các câu văn biền ngẫu dưới đây (trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu). Cho biết mỗi nghịch ngữ đó có tác dụng khắc hoạ hình ảnh các nghĩa sĩ áo vải như thế nào.
a) Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
b) Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tẩu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.
c) Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.
Câu 4:
(Câu hỏi 5, SGK) Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất hoạ, có cách kết hợp từ mới lạ, độc đáo. Hãy phân tích những thành công nghệ thuật đó.
Câu 5:
(Bài tập 3, SGK) Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:
a)
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
(Xuân Quỳnh)
b)
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
(Vũ Quần Phương)
c)
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
(Xuân Diệu)
Câu 6:
Câu 7:
Đoạn trích bài thơ Việt Bắc đem đến cho em những hiểu biết nào về vẻ đẹp của con người Việt Nam kháng chiến chống thực Pháp?
về câu hỏi!