Câu hỏi:

31/08/2024 30

Con người chỉ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc khi sống hoà hợp với tự nhiên.

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).

Tổng ôn toán Tổng ôn lý Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

* Tham khảo:      

- Mở bài: Giữa con người và môi trường sống có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời. Môi trường tạo ra các điều kiện sống cần thiết để con người tồn tại và phát triển. Con người có vai trò khai thác và cải tạo môi trường phù hợp với các điều kiện sống và hoạt động sản xuất của mình, đồng thời tôn  trọng, bảo vệ và gìn giữ lấy môi trường ấy. Thế nhưng, ý thức bảo vệ môi trường sống của con người hiện nay đang xuống cấp trầm trọng. Con người đang gia tăng các hoạt động hủy hoại môi trường, đe dọa trực tiếp đến đời sống của con người trên trái đất.

- Thân bài:

Môi trường sống là toàn bộ những gì bao quanh, có tác động trực tiếp lên đời sống con người. Môi trường phân làm hai loai. Thứ nhất là môi trường tự nhiên. Đó là môi trường vốn dã có sẵn của tự nhiên bao gồm đất đai, nước, các điều kiện khí hậu, rừng, sinh vật, tài nguyên trong đất,…. Thứ hai là môi trường nhân tạo (hay còn gọi là môi trường xã hôi). Đó là môi trường do con người tạo ra thông qua các hoạt động sinh sống và sản xuất như: nhà cửa, đất sản xuất, hồ nước,… Con người làm ra các môi trường nhân tạo nhằm cung cấp các điều kiện phù hợp với hoạt động sống và sản xuất của mình.

Con người không thể tách mình ra khỏi môi trường sống dù là môi trường tự nhiên hay môi trường nhân tạo. Môi trường sống cung cấp cho con người những điều kiện sống cần thiết và phù hợp để duy trì sự sống và các hoạt động sản xuất. Một khi môi trường ấy thay đổi thì đời sống con người cũng bị ảnh hưởng.

Một thực trạng dễ thấy hiện nay đó là môi trường sống đang bị suy thoái nghiêm trọng. Trước hết là môi trường tự nhiên đang bị phá hoại đến mức kiệt quệ. Diện tích rừng bị thu hẹp trên toàn thế giới, khoáng sản bị khai thác bừa bãi và đang dần cạn kiệt. Nguồn nước bị ô nhiễm, mực nước ngầm hạ thấp, nhiều khu vực trên thế giới đang trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Bầu không khí đang nóng lên từng ngày do khí thải công nghiệp.

Nước biển dâng cao do băng tan ở hai cực đe dọa trực tiếp đến người dân vùng trũng thấp. Thiên nhiên đang đứng trước bò vực bị hủy hoại, không thể phục hồi được. Bảo vệ môi trường, cứu lấy sự sống trên trái đất là thông điệp quan trọng được phát đi từ các hội nghị thế giới trong những năm qua.

Môi trường xã hội cũng bị xâm hại nghiêm trọng bởi rác thải và khí thải. Ô nhiễm môi trường sống là một hiện tượng phổ biến ở các thành phố lớn. Các tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng. Hiện tượng bạo lực diễn ra khá phổ biến. Đạo đức con người không ngừng suy thoái, biến chất. Văn hóa phẩm đồi trụy len lỏi  trong đời sống con người gây nên những hậu quả to lớn. Làm cho môi trường xã hội trở nên trong sạch, vững mạnh và văn minh, giúp đất nước phát triển luôn là nhiệm vụ được quan tâm của các quốc gia trên thế giới.

Tôn  trọng, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm, bổn phận của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Cũng cần có sự hợp tác, đoàn kết, chung tay góp sức của nhân dân trên toàn thế giới. Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bởi sự phục hồi của các tài nguyên thiên nhiên là rất chậm. Phải cần đến hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm những gì con người đã lấy đi từ tự nhiên mới trở lại như lúc ban đầu.

Không đốt phá rừng, không khai thác bừa bãi động, thực vật rừng. Tích cực trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Mỗi mầm xanh là một phần của lá phổi xanh, yếu tố duy trì sự sống của con người và muôn vật. trái đất càng xanh tươi thì sự sống mới bền vững, thiên tai mới bớt đi, nhiệt độ và khí độc sẽ dần giảm bớt, đất đai sẽ phì nhiêu hơn. Tích cực cải tạo các môi trường hoang mạc, đưa đất đai vào phục vụ sản xuất của con người. Vừa khai thác, vừa bảo vệ tự nhiên một cách hài hòa, bền vững.

Giữ gìn trật tự vệ sinh nơi ở và những nơi công cộng. Không vứt rác, xả nước thải bừa bãi. Không xả thải chất độc hại ra môi trường sống. Bảo vệ nguồn nước sạch, bảo vệ động thực vật, không tham gia mua bán động, thực vật quý hiếm. Quyết liệt đấu tranh, lên án và chống lại những hành vi phá hoại môi trường. Xây dựng môi trường sống trong sạch, văn minh, tiến bộ. Quyết liệt loại trừ tệ nạn xã hội ra khỏi cuộc sống.

Kiên quyết tố cáo và xử lí tội phạm trong cộng đồng. Đề cao đời sống văn hóa tri thức. Tăng cường lối sống trung thực, đoàn kết gắn bó giữa con người với con người. Tăng cường giáo dục về ý thức tôn trọng, gìn giữ vào bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ hôm nay. Tuyên truyền, cổ động và hướng dẫn thực hiện ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Trong cuộc sống, có nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường. Vì lợi ích cá nhân, nhiều người bất chấp đạo lí, nhẫn tâm hủy hoại môi trường sống, làm tổn hại đến đời sống và sức khỏe của nhiều người. Những người như thế thật đáng lên án và bị pháp luật trừng trị. Bảo vệ môi trường sống là bảo vệ sự sống lâu dài của chứng ta. Đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế và tham vọng chinh phục thế giới tự nhiên, thống trị trái đất, con người đã không ngừng làm tổn hại thiên nhiên và môi trường sống mà không lường hết hậu quả của nó. Mẹ trái đất đang nổi giận và sẵn sàng tạo ra những điều khủng khiếp, trừng phạt đối với con người. Bởi thế, nhu cầu bảo vệ môi trường, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

- Kết bài: Bảo vệ môi trường là vai trò và nghĩa vụ của mỗi một con người, chúng ta không thể bàng quang trước thực trạng cuộc sống của chúng ta và các thế hệ mai sau đang bị đe dọa bởi chính sự vô ý thức của mình. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta!

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Thiên nhiên không chỉ là một đối tượng để quan sát, miêu tả mà còn trở thành hình tượng trung tâm trong tác phẩm văn học.

Xem đáp án » 31/08/2024 327

Câu 2:

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

SÔNG ĐÁY

(Nguyễn Quang Thiều)

Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả

Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm.

Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt

Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc

Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn

Toả mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi

Một cây ngô cuối vụ khô gầy

Suốt đời buồn trong tiếng lá reo.

 

Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy

Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bổng đến làm tổ được giàn giụa nước mưa sông.

[...]

Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi... chiều nay tôi trở lại

Mẹ tôi đã già như cát bên bờ

Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi

Tôi quỳ xuống vốc cát ấp vào mặt

Tôi khóc.

Cát từ mặt tôi chảy xuống dòng dòng.

Sông Đáy, 1991

(Nguyễn Quang Thiều, Sự mất ngủ của lửa, NXB Lao động, Hà Nội, 1992, tr. 7 – 8)

“Sông Đáy” và “mẹ tôi” là những hình tượng xuyên suốt mạch cảm xúc của bài thơ. Mạch cảm xúc đó được thể hiện như thế nào qua các khổ thơ?

Xem đáp án » 31/08/2024 165

Câu 3:

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

SÔNG ĐÁY

(Nguyễn Quang Thiều)

Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả

Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm.

Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt

Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc

Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn

Toả mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi

Một cây ngô cuối vụ khô gầy

Suốt đời buồn trong tiếng lá reo.

 

Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy

Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bổng đến làm tổ được giàn giụa nước mưa sông.

[...]

Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi... chiều nay tôi trở lại

Mẹ tôi đã già như cát bên bờ

Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi

Tôi quỳ xuống vốc cát ấp vào mặt

Tôi khóc.

Cát từ mặt tôi chảy xuống dòng dòng.

Sông Đáy, 1991

(Nguyễn Quang Thiều, Sự mất ngủ của lửa, NXB Lao động, Hà Nội, 1992, tr. 7 – 8)

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: “Một cây ngô cuối vụ khô gầy/ Suốt đời buồn trong tiếng lá reo

A. Nói quá

B. So sánh

C. Nói giảm nói tránh

D. Ẩn dụ

Xem đáp án » 31/08/2024 136

Câu 4:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
VĂN HỌC SINH THÁI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
TRONG SỰ THỨC TỈNH CỦA CON NGƯỜI
(Trích, Nguyễn Đăng Điệp)
(1) Mặc dù mối quan hệ giữa con người và tự nhiên đã được đề cập đến từ rất lâu trong lịch sử văn học nhân loại nhưng phải đến nửa sau thế kỉ XX, văn học sinh thái (văn học xanh) mới chính thức xuất hiện trong tư cách là một khuynh hướng nghệ thuật mang tính tự giác cao độ. Đó là khuynh hướng văn học ra đời trong thời đại văn minh công nghiệp, khi mà con người phải đối mặt với sự khủng hoảng môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Đến nay, phần lớn các nhà nghiên cứu đều coi “Mùa xuân vắng lặng” (Silent Spring) của Ra-chen Ca-sơn (Rachel Carson) (1962) là tác phẩm mở đầu cho diễn ngôn sinh thái đương đại. Là tác phẩm phi hư cấu trực tiếp đề cập đến tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường tự nhiên và sức khoẻ con người, “Mùa xuân vắng lặng” đã tạo nên một bước ngoặt trong nhận thức, buộc con người phải xem xét lại hành xử của mình với tự nhiên.
Trong lĩnh vực văn học, những cây bút nhạy cảm nhất của thời đại đã nghe thấy “tiếng khóc” của Trái Đất và nói lên dự cảm của mình về ngày tận thế trước các thảm hoạ sinh thái. Vang lên trong các văn bản nghệ thuật của họ là một đề nghị khẩn thiết: con người phải biết lắng nghe tự nhiên, tôn trọng tự nhiên và sống hài hoà với tự nhiên.
(2) Bối cảnh hiện đại hoá và đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam từ sau 1975 đến nay đã tạo nên những chấn thương sinh thái sâu sắc khi mà chấn thương chiến tranh chưa hề liền sẹo. Ngay từ khá sớm, trong cái nhìn của nhiều nhà văn nhạy cảm, chiến tranh không chỉ huỷ diệt con người mà còn huỷ diệt tự nhiên. Điều đó có thể nhìn thấy trong sáng tác của Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Bình Phương,... Sự khủng khiếp của chiến tranh hiện lên qua các chi tiết miêu tả đạn bom và chất độc da cam giết chết những cánh đồng, dòng sông, khu rừng, làm bặt những tiếng chim và vô vàn loài vật khác.
Tuy nhiên, vì tập trung miêu tả những dư chấn chiến tranh trong đời sống tinh thần con người nên bình diện chấn thương sinh thái chưa được khai thác nhiều. Chủ yếu, các chi tiết huỷ hoại tự nhiên trong văn học viết về chiến tranh mang ý nghĩa của những bằng chứng tố cáo tội ác chiến tranh. Đó là lí do văn học sinh thái Việt Nam đương đại chủ yếu tập trung viết về đô thị hoá và hệ luỵ của xã hội tiêu dùng. Ngay cả ở phương diện này, sự suy thoái môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn, miền núi có phần nổi bật hơn so với các vấn đề sinh thái đô thị.
(3) Khi nói về văn học sinh thái ở Việt Nam đương đại, người đọc nhớ đến vai trò tiên phong của Nguyễn Minh Châu. Ông không chỉ là cây bút mở đường “tinh anh” của đổi mới văn học mà còn là nhà văn sớm bận lòng về mối lo âu sinh thái. Điều đó có thể thấy qua hàng loạt tác phẩm ra đời vào thập niên 80 như “Sống mãi với cây xanh”, “Cờ lau, “Khách ở quê ra”,... Khác với nhiều nhà văn trước đó thường tập trung miêu tả quá trình con người chinh phục tự nhiên hoặc dùng tự nhiên để biểu đạt các mối quan hệ nhân sinh, thế sự, Nguyễn Minh Châu nhìn tự nhiên như một sinh thể độc lập, có tâm hồn, tính nết riêng. Trong thế giới tự nhiên, cây cỏ, động vật trò chuyện với nhau về những mối quan tâm của chúng bằng ngôn ngữ của chúng. Ý thức sinh thái mới mẻ của Nguyễn Minh Châu được thể hiện qua báo cáo đại hội các loài cây: “Đúng, đời sống loài người là một chuỗi dài quá trình chinh phục thiên nhiên, nhưng cũng thật thiếu thoả đáng và thậm chí nguy hiểm nếu không nghĩ đến việc hoà hợp với thiên nhiên” [...]
Tiếp theo Nguyễn Minh Châu, bằng sự nhạy bén của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã góp vào văn học sinh thái đương đại nhiều tác phẩm xuất sắc. “Những ngọn gió Hua Tát” gồm mười truyện nhỏ được phủ lên khói sương huyền thoại về một bản nhỏ cô đơn: “Ở Hua Tát, những chuyện cổ như những bông hoa dại, màu vàng nhạt, bé như khuy áo, điểm đâu đó quanh rào trong các ngõ nhỏ. Đàn ông ngậm hoa này uống rượu không bao giờ say. Nó cũng như những viên đá cuội trắng, có gân đỏ, mảnh như sợi chỉ nằm kín đáo nơi lòng suối. Phụ nữ thích những viên sỏi này... [...]
Nguyễn Huy Thiệp đã rất khéo léo lồng những câu chuyện về phận người vào bí sử của chuyện rừng để người đọc cảm nhận rõ hơn chiều sâu của những huyền thoại cứ chảy mãi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tại đấy, dường như ai cũng cảm thấy “linh hồn của họ vẫn bay thấp thoáng trên các khau cút nhà sàn” [...] dbs 168 (s)
Sau những chuyển động khởi đầu, bắt đầu từ thập niên 90, số lượng các cây bút viết về chủ đề sinh thái đã tăng lên đáng kể. Có thể kể đến các nhà văn sinh thái tiêu biểu như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Ngọc Tư, Mai Văn Phấn, Đỗ Phấn, Đỗ Bích Thuý, Y Ban, Nguyễn Thế Hùng, Trần Duy Phiên, Trần Bảo Định, Nguyễn Trí, Nguyễn Ngọc Thuần, Lý Lan, Nguyễn Văn Học,.. Ở loại văn học phi hư cấu, có khá nhiều phóng sự, bút kí nói về nạn phá rừng, nạn ô nhiễm sông ngòi, đất canh tác,... Ưu thế của loại hình văn học phi hư cấu là tác động tức thời đến người đọc bằng các số liệu, tin tức mang tính thời sự. Tuy nhiên, chiều sâu của văn học sinh thái bộc lộ rõ hơn trong loại hình văn chương hư cấu. Ở đó, các nhà văn được tỏ bày những khắc khoải sinh thái và tình yêu dành cho thiên nhiên, tạo vật.
“Trốn lo âu về lại cánh đồng” để nhìn thấy bản nguyên của tính thiện và sự an lành của tâm hồn là mạch chảy nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều. [..]
Cảm thức sinh thái cũng tràn ngập trong thơ Mai Văn Phấn với rất nhiều chi tiết nói về sự khoáng đạt của thứ “bầu trời không mái che”. Tại đó có tiếng cựa mình của đất đai, bình minh, cỏ lá, tiếng chim:
Con chào mào đốm trắng mũ đỏ
Hót trên cây cao chót vót
Triu... uýt... huýt... tu... hìu...
Tôi vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ
Sợ chim bay đi
(Con chào mào)
[...] Xin được nhắc đến ở đây một hình ảnh mang tính biểu tượng mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp muốn biểu đạt sự thức tỉnh của con người trước vẻ đẹp vĩnh cửu của tự nhiên: “Ông Diểu dừng lại sững sờ. Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mới nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc”.
Đúng thế, con người chỉ thực sự tìm thấy sự an nhiên, niềm hạnh phúc khi “muối của đời” hoà vào “muối của rừng”, và “muối của rừng” chính là nhân tố màu nhiệm nhất có khả năng điều chỉnh, kết thành tinh chất trong “muối của đời”. Rất có thể đó chính là thời điểm, những bông hoa tử huyền sẽ luôn luôn tồn tại trong tâm trí con người trong hành trình tìm kiếm ý nghĩa của sự sống.
(Nguyễn Đăng Điệp, Văn học sinh thái Việt Nam đương đại trong sự thức tỉnh của con người, tạp chí Viết và Đọc, Chuyên đề mùa thu, tháng 9/2023, tr. 273 – 277)

Xác định loại văn bản của bài đọc.

A. Văn bản thông tin

B. Văn bản nghị luận xã hội

C. Văn bản nghị luận văn học

D. Văn bản văn học

Xem đáp án » 31/08/2024 132

Câu 5:

Văn học có thể đóng góp như thế nào vào việc thức tỉnh con người về cách ứng xử, chung sống với tự nhiên?

Xem đáp án » 31/08/2024 125

Câu 6:

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

SÔNG ĐÁY

(Nguyễn Quang Thiều)

Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả

Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm.

Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt

Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc

Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn

Toả mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi

Một cây ngô cuối vụ khô gầy

Suốt đời buồn trong tiếng lá reo.

 

Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy

Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bổng đến làm tổ được giàn giụa nước mưa sông.

[...]

Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi... chiều nay tôi trở lại

Mẹ tôi đã già như cát bên bờ

Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi

Tôi quỳ xuống vốc cát ấp vào mặt

Tôi khóc.

Cát từ mặt tôi chảy xuống dòng dòng.

Sông Đáy, 1991

(Nguyễn Quang Thiều, Sự mất ngủ của lửa, NXB Lao động, Hà Nội, 1992, tr. 7 – 8)

Những yếu tố nào giúp em nhận biết thể thơ của bài thơ Sông Đáy?

A. Vần, nhịp, số tiếng trong mỗi dòng thơ

B. Dòng thơ, khổ thơ, vần và nhịp của bài thơ

C. Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ thơ

D. Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ thơ, vần và nhịp thơ

Xem đáp án » 31/08/2024 86

Câu 7:

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

SÔNG ĐÁY

(Nguyễn Quang Thiều)

Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả

Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm.

Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt

Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc

Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn

Toả mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi

Một cây ngô cuối vụ khô gầy

Suốt đời buồn trong tiếng lá reo.

 

Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy

Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bổng đến làm tổ được giàn giụa nước mưa sông.

[...]

Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi... chiều nay tôi trở lại

Mẹ tôi đã già như cát bên bờ

Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi

Tôi quỳ xuống vốc cát ấp vào mặt

Tôi khóc.

Cát từ mặt tôi chảy xuống dòng dòng.

Sông Đáy, 1991

(Nguyễn Quang Thiều, Sự mất ngủ của lửa, NXB Lao động, Hà Nội, 1992, tr. 7 – 8)

Hình ảnh so sánh trong các câu thơ “Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả” gợi cho em cảm nhận như thế nào về dòng sông quê hương và người mẹ trong tâm trí của nhân vật “tôi”?

Xem đáp án » 31/08/2024 85

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP 1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 2 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 4 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Vietjack official store