Câu hỏi:

01/09/2024 17

(Câu hỏi 4, SGK) Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình tượng người lính trong đoạn thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ... Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 160k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Có thể phân tích vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của người lính qua kết cấu của đoạn thơ:

– Bốn câu thơ đầu: Vẻ đẹp lãng mạn của người lính qua dáng vẻ và đời sống tâm hồn.

+ Dáng vẻ oai phong lẫm liệt khác thường: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc / Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.

Quang Dũng không hề che giấu những gian khổ, thiếu thốn ghê gớm mà người lính Tây Tiến phải chịu đựng. Nhưng sự thật nghiệt ngã được lãng mạn hoá tạo nên ở họ vẻ oai phong, lẫm liệt khác thường. Sự thực người lính Tây Tiến đầu không mọc tóc do sốt rét rụng tóc hoặc do họ tự cạo trọc đầu để thuận tiện khi đánh giáp lá cà. Sự thật người lính Tây Tiến “da xanh màu lá” cũng do bệnh sốt rét, do thiếu ăn, thiếu ngủ. Thế nhưng “đoàn binh không mọc tóc” lại gợi cảm hứng về một vẻ đẹp dữ dội khác thường và “màu lá” gợi cảm hứng về màu của rừng xanh, đã tạo liên tưởng đầy chất lãng mạn: người lính oai phong, lẫm liệt như mãnh hổ ngự trị chốn rừng thiêng.

+ Đời sống tâm hồn với nhiều “mộng” và “mơ”. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới / Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

Quang Dũng thể hiện rất đúng “chất lính” của những người học sinh, trí thức Thủ đô ra đi kháng chiến. Gian khổ, thiếu thốn không làm giảm phong độ hào hoa của họ. Người lính Tây Tiến mang vào cuộc chiến đấu thần thánh của dân tộc cả cái hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội. Người lính mộng chiến công truy kích giặc biên giới Việt – Lào. Các chiến binh “mắt trừng” để nhìn về phía kẻ thù, để nêu tinh thần cảnh giác, để mài sắc quyết tâm chiến đấu. Người lính ra đi từ trường xưa, phố cũ nên họ nhớ về kỉ niệm là nhớ về một tà áo trắng, một mái tóc thề, một đôi mắt huyền, nhớ về một “dáng kiều thơm”.

- Bốn câu thơ sau: Vẻ đẹp lãng mạn và bị tráng của người lính qua tư thế ra đi vì lí tưởng và sự hi sinh cao đẹp.

+ Tư thế ra đi vì lí tưởng của người lính được gợi tả trong những câu thơ đầy chất lãng mạn và tinh thần bị tráng: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ / Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

Cái bi thương được gợi lên qua hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới nhưng khung cảnh không hiện lên một cách thê lương. Cảm giác bị thương bị mờ đi bởi lí tưởng xả thân quên mình vì Tổ quốc của người lính: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Hai từ “chẳng tiếc” đặt giữa câu thơ thể hiện tư thế ra đi coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của những người “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. “Đời xanh” là tuổi trẻ với bao hoa mộng. Đẹp là thế, hứa hẹn nhiều là thế nhưng “chẳng tiếc”, sẵn sàng hiến dâng cho Tổ quốc.

+ Cái chết của người lính mang vẻ đẹp bi tráng: “Áo bào thay chiếu anh về đất / Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Sự thật bi thảm: Những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có cả đến mạnh chiếu che thân, qua cái nhìn của Quang Dũng lại được bao bọc trong những tấm chiến bào sang trọng (có cách hiểu khác: áo bào thay bằng chiếu hay là lấy chiếu thay cho áo bào). Cái bị thương vợi đi nhờ cách nói giảm (“anh về đất”) và rồi bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã. Người lính ra đi không có tiếng kèn đưa tiễn của đoàn quân nhạc thì đã có tiếng gầm của dòng sông quê hương. Cả đất trời nghiêng mình tiễn biệt anh. Anh ra đi trong những âm hưởng vừa dữ dội, vừa hào hùng của thiên nhiên

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Với trải nghiệm học tập của bản thân, em hãy viết đoạn văn giải thích câu ngạn ngữ sau: Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lui.

Xem đáp án » 01/09/2024 65

Câu 2:

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về những câu thơ sau:

Ta đi, ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa...

(Việt Bắc, Tố Hữu)

Và:

Con nhớ anh con, người anh du kích

Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn

Chiếc áo nâu suốt một đời và rách

Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con

 

Con nhớ em con, thằng em liên lạc

Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ

Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc

Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư

 

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc

Năm con đau, mể thức một mùa dài

Con với mể không phải hòn máu cắt

Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi

(Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên)

Xem đáp án » 01/09/2024 42

Câu 3:

Lập dàn ý cho bài thuyết trình về một trong những vấn đề đã xác định ở câu 6.

Xem đáp án » 01/09/2024 41

Câu 4:

(Câu hỏi 3, SGK) Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào? Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có bi luỵ không? Vì sao?

Xem đáp án » 01/09/2024 34

Câu 5:

Đoạn trích bài thơ Việt Bắc đem đến cho em những hiểu biết nào về vẻ đẹp của con người Việt Nam kháng chiến chống thực Pháp?

Xem đáp án » 01/09/2024 33

Câu 6:

II. Bài tập tiếng Việt

(Bài tập 1, SGK) Tìm biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các câu văn biền ngẫu dưới đây (trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu). Cho biết mỗi nghịch ngữ đó có tác dụng khắc hoạ hình ảnh các nghĩa sĩ áo vải như thế nào.

a) Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

b) Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tẩu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.

c) Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.

Xem đáp án » 01/09/2024 32

Câu 7:

Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn về thể loại văn tế, hãy chỉ ra và phân tích một số đặc điểm của thể loại này về lời văn, về từ ngữ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Xem đáp án » 01/09/2024 31

Bình luận


Bình luận
Đăng ký thi VIP

VIP 1 - Luyện 1 môn của 1 lớp

  • Được thi tất cả đề của môn bạn đăng ký có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi đáp với đội ngũ chuyên môn với những vấn đề chưa nắm rõ của môn bạn đang quan tâm.

Lớp đăng ký:

Môn đăng ký:

Đặt mua

VIP 2 - Combo tất cả các môn của 1 lớp

  • Được thi tất cả đề của tất cả các môn (Toán, Lí, Hóa, Anh, Văn,...) trong lớp bạn đăng ký có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi đáp với đội ngũ chuyên môn với tất cả những vấn đề chưa nắm rõ.
  • Ẩn tất cả các quảng cáo trên Website

Lớp đăng ký:

Đặt mua

VIP 3 - Combo tất cả các môn tất cả các lớp

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi đáp với đội ngũ chuyên môn với tất cả những vấn đề chưa nắm rõ.
  • Ẩn tất cả các quảng cáo trên Website

Bạn sẽ được luyện tất cả các môn của tất cả các lớp.

Đặt mua

tailieugiaovien.com.vn