Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Không chỉ là một nhà thơ lớn, Lor-ca còn là một nhạc sĩ. Ông thường thích đi khắp xứ như một gã Di-gan (Digan) đơn độc để hát lên những bài thơ của mình như những khúc rô-man (romance), ba-lát (ballad). Cũng bởi vậy mà nhiều bài thơ của Lor-ca thường sống cuộc đời kép thi phẩm và nhạc phẩm. Nghệ sĩ vốn dễ đồng bệnh tương lân. Do đồng bệnh mà đồng điệu. Cho nên, viết về Lor-ca, Thanh Thảo cũng chọn một hình thức thơ mà ở đó lời thơ đã cườm vào nét nhạc, nhạc đã lồng trong thơ để cùng bay lên.
Biểu hiện đầu tiên và rõ nét nhất là việc tác giả khám vào lời thơ những âm thanh như cách diễn tấu của nhạc công khi đệm đàn cho người hát. Đó là hai chuỗi “li-la li-la li-la” ở phần đầu và cuối bài thơ. Nếu chuỗi “li-la li-la li-la” đầu giống như một chuỗi nốt đần buông do người đệm đàn ghi ta lướt qua hàng dây để kết thúc phần dạo đầu, đánh dấu khoảng ngắt để người hát chính thức bắt lời trình diễn ca khúc thì chuỗi “li-la li-la li-la” cuối bài tựa như những tiếng đệm cuối cùng nhằm tạo ra những dư âm sau khi lời hát đã ngừng
Bài thơ còn có sự lặp lại giống như điệp khúc trong một bản nhạc, đó là cụm từ: “tiếng ghi ta”.
Để tạo nên âm hưởng điệp khúc còn phải kể tới thủ pháp lấy từ, điệp cấu trúc được Thanh Thảo khai thác khá thành công; “chàng ném lá bùa cô gái Di-gan / vào xoáy nước – chàng ném trái tim mình / vào lặng yên bất chợt”.
Thể thơ tự do, các đoạn thơ khi sáu dòng, khi bốn dòng, mỗi dòng không đều nhau về số chữ, cách ngắt dòng cũng rất phóng khoáng,... đã tạo cảm giác trường độ, tốc độ, cường độ của dòng cảm xúc đang trôi chảy.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
(Câu hỏi 2, SGK) Những từ ngữ, dòng thơ nào thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình với đất nước? Phân tích ý nghĩa của dòng thơ có tính chất như một điệp khúc trong bài thơ.
Câu 2:
Hình tượng “tiếng đàn” trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng gì?
Câu 3:
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong những dòng thơ sau? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy là gì?
Tôi yêu đất nước này như thế
Như yêu cây cỏ ở trong vườn
Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương
Câu 4:
Phương án nào nếu không đúng yêu cầu trình bày về việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ? (Chọn một phương án đúng nhất)
A. Xác định được hai văn bản thơ chứa đựng những phương diện về nội dung và hình thức nghệ thuật có thể tiến hành việc so sánh và đánh giá
B. Khi trình bày, ngôn ngữ, giọng điệu,... phải bám sát mục đích, nội dung so sánh, phải thể hiện rõ quan điểm, thái độ đánh giá của người nói
C. Không cần tập trung vào điểm tương đồng, khác biệt giữa hai văn bản thơ mà chỉ cần đưa ra những nhận định, đánh giá về các tác phẩm được so sánh
D. Khi trao đổi, thảo luận, cần bảo vệ quan điểm riêng của bản thân nhưng cũng phải thể hiện thái độ tôn trọng sự lựa chọn và ý kiến của người khác
Câu 5:
(Câu hỏi 3, SGK) Hãy chỉ ra yếu tố siêu thực trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca và nhận xét về tác dụng của yếu tố này đối với việc thể hiện nội dung, hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Câu 6:
(Câu hỏi 5, SGK) Hãy chỉ ra các biểu hiện của thơ có yếu tố tượng trưng trong bài thơ Thời gian và nhận xét về tác dụng của các yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.
về câu hỏi!