Câu hỏi:
21/09/2024 81Dựa vào các ý đã tìm ở bài trước, viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu chuyện mà em thích nhất là truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Câu chuyện đã cho em nhiều suy nghĩ về nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến em thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo cha lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết 2 – 3 câu nói về một nhà bác học, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích trong câu?
Câu 2:
Thêm dấu gạch ngang vào những vị trí thích hợp trong những đoạn văn sau:
a. Xuống tàu, chúng tôi hỏi thăm đường đến nhà thấy, một ngôi nhà nhỏ cuối làng.
Bố nhẹ nhàng gõ cửa. Ra mở cửa là một cụ già râu tóc đã bạc.
Con chào thấy ạ! Bố vừa nói vừa ngả mũ ra.
(Theo A-mi-xi, Người thấy đầu tiên của bố tôi)
b. Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2023 cuối cùng cũng đi đến chặng chung kết năm 4 thí sinh xuất sắc nhất gồm: với
Nguyễn Việt Thành (Trường THPT Sóc Sơn, thành phố Hà Nội)
Nguyễn Minh Triết (Trường THPT chuyên Quốc học, tỉnh Thừa Thiên Huế)
Lê Xuân Mạnh (Trường THPT Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa)
Nguyễn Trọng Thành (Trường THPT chuyên Trần Phú, thành phố Hải Phòng)
(Theo vtv.vn)
c. Việt Nam Lào Campuchia là thế chân kiếng với ba nước láng giềng gần gũi. Tình cảm giữa nhân dân ba nước luôn gắn bó keo sơn.
Câu 3:
Đọc:
TẬP VIẾT VĂN KHÔNG KHÓ
Hồi tôi học lớp Bốn, ai cũng khen tôi ngoan và học giỏi. Chỉ tự tôi mới biết mình học văn không tốt lắm vì tôi cực kì ghét làm văn. Những bài văn nộp cho cô và được khen, đều do tôi lựa chép từ các sách tham khảo hay trên mạng.
Thế rồi, đến một hôm, trong tiết học văn, cô giáo yêu cầu viết bài tại lớp. Tôi chép để vào vở rồi bắt đầu viết, nhưng loay hoay mãi chẳng nghĩ được câu nào. Nhìn trước, nhìn sau, thấy bạn nào cũng cắm cúi viết, có bạn viết lia lịa. Hết giờ mà trang giấy của tôi chỉ vỏn vẹn hai chữ "Bài làm". Tôi xấu hổ, không dám nộp bài. Cô giáo hỏi lí do vì sao. Tôi ấp úng rồi nói thật với cô. Trong lúc còn đang lo sợ sẽ bị cô trách phạt và các bạn chê cười, thì tôi lại được nghe những lời động viên dịu dàng của cô giáo:
- Viết văn không khó như em nghĩ đâu. Chỉ cần em mong muốn và quyết tâm, cô nhất định sẽ giúp em tự mình viết được những bài văn hay đấy!
Nghe những lời đó, trong lòng tôi như có một khung trời mới.
Hôm đó, sau giờ học, tôi được cô giải thích về cấu trúc một bài văn, về nội dung các phần mở bài, thân bài và kết bài. Cô hướng dẫn tôi cách viết đoạn văn. Tôi hiểu được ý nghĩa câu mở đoạn, câu kết đoạn. Tối hôm đó, cô giao riêng cho tôi một bài tập về nhà "Viết đoạn mở bài cho bài văn tả cây hoa mà em yêu thích. Tôi đã viết theo hai cách: mở bài trực tiếp và mở bài giản tiếp mà cô gợi ý. Tuy câu chữ còn gượng gạo, nhưng tôi vẫn nhận được lời khích lệ từ cô.
Cứ như vậy, vâng lời cô, tôi tích cực học tập trong tất cả các giờ học Tiếng Việt. Giờ Luyện từ và câu, giờ Đọc – hiểu,... tôi chú ý lắng nghe và ghi chép để tích lũy và mở rộng kiến thức. Tôi không ngại khi xung phong đặt câu với từ ngữ cho trước, hay khi cô gọi phát biểu cảm nhận của mình trước một nhân vật hay sự việc nào đó. Đấy chính là bước khởi đầu giúp tôi tự tin khi viết những mạch văn đầy cảm xúc.
Đến bây giờ, tôi không còn sợ viết văn nữa. Còn bạn thì sao?
(Hà Thanh Huyền)
Câu 4:
Tìm ý cho đề văn sau: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe.
Mở đầu |
Giới thiệu khái quát về câu chuyện: - Tên câu chuyện: - Tên tác giả: - Ấn tượng chung về câu chuyện: |
Triển khai |
Kể tóm tắt nội dung câu chuyện: |
Nêu tình cảm, cảm xúc của em về câu chuyện: |
|
Kết thúc |
Khẳng định giá trị của câu chuyện và nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: |
Câu 6:
Nối đoạn văn với ý nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn đó.
a. Hà Nội – Huế - Sài Gòn là bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Vân (phổ thơ Lê Nguyên) được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. |
|
Đánh dấu tất cả các ý trong đoạn liệt kê |
b. Nhà văn An-đéc-xen đã cho ra đời một loạt tác phẩm làm xúc động hàng triệu trẻ em trên thế giới: - Cô bé bán diêm - Vịt con xấu xí - Chú lính chì dũng cảm -… (Phan Thế Quân tổng hợp) |
Nối các từ ngữ trong một liên danh |
|
c. Một hôm, cậu mạnh dạn đến hỏi thầy: - Tại sao thầy luôn bắt em vẽ trứng thế ạ? Thầy giáo nói: - Em đừng nghĩ vẽ trứng là đơn giản và dễ dàng. Trong một nghìn quả trứng, không thể tìm ra 2 quả hoàn toàn giống nhau… (Khổ luyện thành tài) |
Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu |
|
Nhà bác học I-sác Niu-tơn – người đã có những cống hiện vĩ đại cho nhân loại “người vượt lên trên tất cả mọi thiên tài” – thưở nhỏ lại là một cậu bé tinh nghịch, từng bị mắng và đoán tương lai sẽ chẳng ra gì. |
Đánh dấu lời nói trực tiếp của các nhân vật |
Câu 7:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống để chỉ ra sự khác nhau trong cách dùng dấu gạch ngang giữa hai đoạn văn sau:
a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa liêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
(Vũ Bằng)
b. Mô-da bỗng xót thương Giô-dép – vị hoàng đế của Đế quốc La Mã thần thánh nhiều khát vọng vĩ đại nhưng thất bại.
(Theo Lê Anh Tuấn và Bùi Anh Tú, Kể chuyện Âm nhạc)
(trước, giữa, cuối, sau)
Sự khác nhau đó là:
Đoạn a: Bộ phận chú thích nằm ở………..câu, nên……….. và………. phần chú thích đều có dấu gạch ngang.
Đoạn b: Bộ phận chú thích nằm ở………... câu, nên dấu gạch ngang chỉ nằm ở…………... phần chú thích
về câu hỏi!