Câu hỏi:
23/09/2024 93Dựa vào nội dung bài đọc, tưởng tượng em dự một buổi trình diễn ca Huế trên sông Hương, viết đoạn văn (4 – 6 câu) kể lại sự việc đó.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Gạch dưới từ ngữ được thay thế bằng từ in đậm trong mỗi đoạn văn sau:
a. Thào A Sùng cười thật tươi. Trong mắt cậu, tôi như thấy những đồi chè bạt ngàn, thân cây đẫm sương còn ngọn vươn cao đón nắng. (Theo Nguyên Hương)
b. Ai đã từng lênh đênh trên biển cả dài ngày, đã bị cái bồng bềnh của sóng gió làm say... mà thấy những cánh hải âu, lòng lại không cháy bùng hi vọng? Chúng báo hiệu đất liền, báo hiệu sự bình an, báo trước bến cảng hồ hởi, báo trước sự sum họp gia đình sau những ngày cách biệt đằng đằng. (Theo Vũ Hùng)
c. Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. (Theo Phạm Lê Hải Châu)
d. Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. (Theo Hữu Mai)
Câu 2:
Đọc
NGHE CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Ca Huế là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người dân có đô, được lưu giữ và phát triển qua hàng trăm năm nay. Buổi tối, đi thuyền trên sông Hương nghe ca Huế là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời với tất cả những ai đặt chân tới vùng đất này.
Khi hoàng hôn mỗi ngày buông xuống, bến tàu gần cầu Trường Tiền thật nhộn nhịp. Hàng chục thuyền rồng tấp nập đón khách nghe hát. Thuyền rời bến xuôi dòng sông Hương khi du khách đã ngồi kín khoang. Về đêm, thành quách hai bên bờ sông nguy nga, rực rỡ trong ánh đèn màu. Ra đến giữa dòng, thuyền tắt máy và thả trôi, trả lại không gian yên tĩnh, thơ mộng cho dòng sông. Chương trình ca Huế được bắt đầu.
Mở đầu là một vài khúc nhã nhạc cung đình – một thể loại nhạc phục vụ trong cung đình thời phong kiến xưa. Lời hát tao nhã cùng điệu thức cao sang, quý phái, cuốn hút người nghe bởi sự trang trọng nhưng không thiếu phần gần gũi. Tiếp đến là các làn điệu dân ca Huế với điệu Lí mười thương, Lí giao duyên,... Du khách được đắm mình trong không gian nghệ thuật đậm chất cố đô. Các diễn viên, nhạc công đều là những nam thanh nữ tú trong bộ áo dài, khăn xếp truyền thống vô cùng lịch sự và tao nhã. Các nhạc cụ được sử dụng là đàn tranh, đàn tì bà, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn bầu, sáo và cặp sênh tiền để gõ nhịp. Ngoài ra, có một nhạc cụ rất đặc biệt là những chiếc tách uống trà, được dùng làm bộ gõ, kết hợp cho các bài hát có tiết tấu nhanh, mạnh, nghe rất vui tai.
Giữa một không gian không thể yên bình hơn, ngồi tựa mạn thuyền rồng, nghe những làn điệu dân ca ngọt ngào say đắm cất lên trên bồng bềnh sông nước, thật là một thủ chơi nghệ thuật tinh tế của những người yêu Huế.
(Theo Hà Thanh Huyền)
Tao nhã: vẻ thanh cao, trang nhã, lịch sự.
Cặp sênh tiền: nhạc cụ gõ để hoà tấu, giữ nhịp, làm bằng thanh gỗ cứng, một đầu có đình gắn những đồng tiền xu.
Câu 3:
Tìm từ ngữ thay thế thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết câu trong đoạn văn.
a. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những ruộng rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ bay ra đến bờ sông…….. cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hoá bướm vàng. (Theo Vũ Tú Nam)
b. Ngày trước, hội đua voi có khi kéo dài đến hai ba ngày…….. là một dịp vui chơi và trổ tài huấn luyện, điều khiến voi của đất Tây Nguyên thượng võ. (Theo Lê Tấn)
c. Con tàu màu gạch tươi đi ngược dòng sông, bánh lái uể oải khuấy động mặt nước xanh thẫm……. …kéo theo ở đầu sợi dây cáp dài một chiếc xà lan xám trông giống như con bọ đất.
(Theo Go-rơ-ki)Câu 4:
Viết đoạn văn ngắn (2 – 3 câu), trong đó có dùng từ ngữ thay thế để liên kết các câu.
Câu 5:
Viết chương trình cho hoạt động: Phát động phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ - Đọc ngàn cuốn sách hay”.
G: Trước khi viết chương trình hoạt động, em cần:
a. Xác định:
- Mục đích của hoạt động:
+ Xây dựng tủ sách của lớp học thêm phong phú với nhiều cuốn sách hay.
+ Rèn thói quen đọc sách để nâng cao tri thức và hiểu biết, tôn vinh “văn hoá đọc", xây dựng nét đẹp văn hoá trong nhà trường.
+ …
- Thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.
b. Liệt kê các hoạt động cụ thể và phân công người phụ trách:
- Hoạt động 1: Phát động phong trào: Nêu mục đích, ý nghĩa của việc góp sách, đọc sách.
- Hoạt động 2: Thực hiện việc góp sách, bảo quản, giữ gìn sách.
- Hoạt động 3: Thực hiện và duy trì việc đọc sách mỗi ngày.
- …
c. Dự kiến phương tiện, dụng cụ: sổ sách ghi chép, giá sách,…
Câu 6:
Nghe ca Huế trên sông Hương, du khách được thưởng thức nghệ thuật trong khung cảnh thế nào?
về câu hỏi!