Câu hỏi:
22/10/2024 40Để tiết kiệm chí phí trong sàn xuất, công ty A đã không lǎp đǎt hệ thống xử lí nước thải theo quy định của Nhà Nước. Hằng ngày, công ty A đã thải rác dòng sông lớn ở địa phương một lượng nước thải lớn dẫn đến dòng sông bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân địa phương. Sau khi tìm hiểu và phát hiện được nguyên nhân, chị G đã tố cáo hành vi cúa công ty A đến cơ quan chức nǎng có thẩm quyền ở địa phương
a) Em hãy nhận xét hành vi cua công ty A.
b) Theo em, những hành vi đó có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Hành vi của công ty A không lắp đặt hệ thống xử lí nước thải theo định của pháp luật và thải ra con sông lớn ở địa phương một lượng lớn nước thải dẫn tới con sông bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân địa phương là hành vi vi phạm pháp luật, vì:
- Khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định, một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ môi trường là “Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lí đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường ra môi trường”.
- Khoản 1 Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: “Đô thị, khu dân cư tập trung mới; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải có hệ thống thu gom, xử lí nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa, trừ trường hợp đặc thù do Chính phủ quy định”.
b) Hành vi của công ty A có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường “Phạt tiền từ 1 500 000 đồng đến 2 000 000 đồng đối với hành vi không có công trình, thiết bị xử lí nước thải, khí thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải”.
Hành vi thải ra con sông lớn ở địa phương một lượng lớn nước thải dẫn tới con sông bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân địa phương của công ty A, tuỳ theo tính chất, mức độ còn có thể bị xử lí theo Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về trách nhiệm pháp lí? Vì sao?
A. Trẻ em không phải chịu bất cứ trách nhiệm pháp lí nào.
B. Người từ đủ 14 tuổi phải chịu mọi trách nhiệm pháp lí.
pháp lí.
C. Người mất năng lực hành vi dân sự không phải chịu trách nhiệm
D. Người cao tuổi không được miễn trách nhiệm pháp lí.
Câu 3:
Nhận định nào duói dây là sai về vi pham pháp luật? Vì sao?
A.Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều xâm phạm đến các quan hệ xã hội.
B. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều chứa đựng lỗi của chủ thể.
C. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều để lại hậu quả nặng nề cho xã hội.
D. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều do chủ thể có năng lực tách nhiệm pháp lí thực hiện.
Câu 4:
Em hãy xác định loại vi phạm phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của từng chủ thể trong các trường hợp dưới dây:
Truòng hop 1. Công ty A đã kí hợp đồng mua 2 tấn cà phê của công ty B. Theo thoá thuận, công ty B sẽ bàn giao hàng cho công ty A sau một tháng tính từ ngày kí kết hợp đồng. Nhưng đến ngày giao hàng, công ty B lại không giao đủ 2 tấn cà phê theo hợp đồng đã kí.
Trường hợp 2. Khi thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của đơn vị công tác, anh Q đã dựng chiếc xe máy của mình ở ven đường để trèo lên cột diện kiểm tra. Thấy chiếc xe của anh Q, anh D đi qua đã mở trộm khoá và phóng xe di.
Trường hợp 3. Ông T là nhân viên bảo vệ của công ty X duợc cong ty giao cho một chiếc điện thoại sử dụng trong thực hiện nhiêm vu. Tuy nhiên,ông T lại mang chiếc điện thoại cho bạn là ông Q mượn. Ông Q đã đem chiếc điện thoại đó đi bán.
Trường hợp 4. Khi chụp trộm được K đang ngủ gật trong giờ ra chơi,G đã đưa lên mạng xã hội khiến K bị mọi người trêu chọc. K đã yêu cầu G gỡành của mình khỏi trang cá nhân nhung G không đồng ý.
Trường hợp 5. Chị D là chủ cửa hàng kinh doanh giò chả ở địa phương.Để thu được nhiều lợi nhuận trong kinh doanh, chị D đã sử dụng một số loại hoá chất không rõ nguồn gốc nhằm bảo quản thực phẩm được lâu hơn.
Câu 5:
Câu 6:
Câu 7:
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, A và B có ý định thực hiện một ké hoach kinh doanh. Hai bạn đã thảo luận với nhau, A cho rằng nên kinh doanh vǎn phòng phẩm vì học sinh, sinh viên ở địa phương mình rất đông.B lại không đồng ý với lí do kinh doanh văn phòng phẩm mang lại lợi nhuận thấp nên muốn đầu tư kinh doanh vào các lĩnh vực có lợi nhuận cao như các loại hoá chất hay pháo nổ vì trên thị trường đang có nhu cầu cao.
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
về câu hỏi!