Câu hỏi:
25/10/2024 40Các danh từ in đậm dưới đây được dùng làm gì? Viết từ ngữ phù hợp (người nói, người nghe) vào chỗ trống để hoàn thành câu trả lời của em.
a) Tôi vừa vào thang máy thì một cậu bé lưng đeo ba lô cũng bước vào.
– Cháu chào bác ạ. – Cậu bé nói với tôi.
– Cháu đi học à?
– Thưa bác, vâng ạ.
Vừa lúc ấy, thang máy mở cửa. Cậu bé nhoẻn cười chào tôi rồi nhanh nhẹn rảo bước.
– Từ cháu trong câu “Cháu chào bác ạ.” được dùng để chỉ:…………………………….
………………………………………………………………………………………….
– Từ bác trong câu “Cháu chào bác ạ.” được dùng để chỉ :……………………………..
………………………………………………………………………………………….
– Từ cháu trong câu “Cháu đi học à?” được dùng để chỉ :……………………………..
………………………………………………………………………………………….
– Từ bác trong câu “Thưa bác, vâng ạ.” được dùng để chỉ :…………………………….
………………………………………………………………………………………….Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a)
– Từ cháu trong câu “Cháu chào bác ạ.” được dùng để chỉ: người nói
– Từ bác trong câu “Cháu chào bác ạ.” được dùng để chỉ : người nghe
– Từ cháu trong câu “Cháu đi học à?” được dùng để chỉ: người nghe
– Từ bác trong câu “Thưa bác, vâng ạ.” được dùng để chỉ: người nghe
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
b) − Thưa bác sĩ, bây giờ mọi người vào thăm bà cháu được chưa ạ?
– Để cho bà nghỉ thêm một lát, cậu bé ạ! Bà cháu trằn trọc mãi, vừa xong mới chợp mắt được.
– Từ bác sĩ trong câu “Thưa bác sĩ, bây giờ mọi người vào thăm bà cháu được chưa ạ?” được dùng để chỉ …………………………………………………………………..
– Từ cháu trong câu “Thưa bác sĩ, bây giờ mọi người vào thăm bà cháu được chưa ạ?” được dùng để chỉ ……………………………………………………………………….
– Từ cháu trong câu “Bà cháu trằn trọc mãi, vừa xong mới chợp mắt được.” được dùng để chỉ ……………………………………………………………………….
Câu 2:
Viết các đại từ xưng hô trong đoạn văn sau vào nhóm phù hợp:
Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây. Trẫm và các tướng sĩ đã có kế sách chống giặc. Nhưng lòng trẫm chưa yên vì không nỡ để bách tính lầm than. Các khanh là bậc trưởng lão trong dân gian. Vậy, trẫm hỏi ý các khanh: Ta nên hoà hay nên đánh?
a) Từ chỉ người nói |
|
b) Từ chỉ người nghe |
|
c) Từ chỉ cả người nói, người nghe |
|
d) Từ chỉ người, vật được nhắc tới |
|
Câu 3:
Viết các đại từ in đậm trong những câu sau vào nhóm thích hợp:
a) Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.
b) Chim non đang sống với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về không thấy con sẽ buồn lắm đấy.
c) Bé Rơm vừa chạy vừa nhìn xung quanh với nụ cười tươi rói. Thỉnh thoảng, bé quay đầu lại, ngoắc ngoắc bàn tay bé xíu gọi bọn trẻ. Chúng thấy vậy thích thú, đua nhau đuổi theo.
Câu 4:
Tình thương yêu và niềm hi vọng cha mẹ dành cho con được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Tình thương yêu được thể hiện qua hình ảnh: ………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Niềm hi vọng được thể hiện qua hình ảnh: …………………………………….
Câu 5:
b) Viết một đoạn đối thoại giữa các bạn nhỏ và cụ Tạo theo hình dung của em.
Câu 6:
Em hiểu như thế nào về 2 dòng thơ “Một người - đâu phải nhân gian? / Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!”? Đánh dấu üvào những ô phù hợp:
Ý |
ĐÚNG |
SAI |
a) Một người đơn lẻ không thể sống nổi. |
|
|
b) Một người đơn lẻ rất nhỏ bé, yếu ớt. |
|
|
c) Không nên sống như một đốm lửa tàn. |
|
|
d) Nhiều người đoàn kết mới làm nên sức mạnh. |
|
|
về câu hỏi!