Câu hỏi:
09/11/2024 410Dựa vào Bảng 17.12 về khối lượng riêng của các kim loại nhóm IA trong SGK để tính thể tích mol nguyên tử của chúng ở trạng thái rắn. Nhận xét về sự biến đổi thể tích mol nguyên tử với sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Từ công thức , ta có bảng số liệu sau:
Kim loại |
Li |
Na |
K |
Rb |
Cs |
Khối lượng mol nguyên tử M (g) |
7 |
23 |
39 |
85 |
133 |
Khối lượng riêng D (g/cm3) |
0,53 |
0,97 |
0,86 |
1,53 |
1,90 |
Thể tích mol nguyên tử V (cm3) |
13,21 |
23,71 |
45,35 |
55,56 |
70,00 |
Bán kính nguyên tử (pm) |
152 |
186 |
227 |
248 |
265 |
Ta thấy: Bán kính và thể tích mol nguyên tử tăng dần từ Li đến Cs theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố nhóm IA nào sau đây đúng?
A. Bán kính nguyên tử giảm dần.
B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
C. Độ cứng giảm dần.
D. Khối lượng riêng của đơn chất giảm dần.
Câu 2:
Tiến hành điện phân với điện cực trơ có màng ngăn 200 mL dung dịch NaCl cho tới khi cathode thoát ra 0,2479 L khí (đkc) thì ngừng điện phân. Tính pH của dung dịch sau điện phân.
Câu 3:
Cho 0,53 gam muối carbonate của kim loại nhóm IA tác dụng với dung dịch HCl, thu được 123,95 mL khí CO2 (đkc). Công thức của muối là
A. Na2CO3 B. NaHCO3
C. KHCO3 D. K2CO3
Câu 4:
Cho a mol CO2 vào dung dịch chứa b mol NaOH, dung dịch thu được chứa muối Na2CO3 và NaHCO3. Giá trị của a và b trong trường hợp nào sau đây là đúng?
A. a > b. B. a < b < 2a. C. b > 2a. D. a = b.
Câu 5:
Cho các dãy kim loại sau: Fe, Na, K, Cu và Li. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6:
Nước Javel là sản phẩm của quá trình
A. sục khí chlorine vào vôi sữa.
B. cho dung dịch NaOH loãng tác dụng với khí chlorine.
C. điện phân dung dịch NaOH có màng ngăn giữa hai điện cực.
D. điện phân nóng chảy NaOH không có màng ngăn.
Câu 7:
Thành phần của dịch dạ dày gồm 95% là nước, enzyme và hydrochloric acid. Sự có mặt của hydrochloric acid làm cho pH của dịch vị trong khoảng 2 – 3. Khi nồng độ acid trong dịch vị dạ dày tăng thì dễ bị triệu chứng ợ chua, ợ hơi, ói mửa, buồn nôn, loét dạ dày, tá tràng. Đề làm giảm bớt lượng acid dư trong dịch vị dạ dày, người ta thường uống “thuốc muối dạ dày” (bột NaHCO3) từng lượng nhỏ và cách quãng. Hãy cho biết vai trò của NaHCO3 trong việc làm giảm bớt lượng acid dư trong dịch vị dạ dày. Viết phương trình hóa học minh họa cho phản ứng.
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
32 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 6: Đại cương về kim loại
Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại có đáp án
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 14. Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Bài 13: Cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại có đáp án
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 15. Các phương pháp tách kim loại có đáp án
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 21. Hợp kim có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận