Câu hỏi:

12/12/2024 945

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\)có đồ thị hàm số như hình bên dưới

Cho hàm số \(y = f( x)\)có đồ thị hàm số như hình bên dưới  a) Hàm số  (ảnh 1)

a) Hàm số \(f\left( x \right)\) đồng biến trên từng khoảng xác định\(\left( { - \infty ;1} \right)\)\(\left( {1; + \infty } \right)\).

b) Hàm số \(f\left( x \right)\) đạt cực đại tại\(x = - 1\)và đạt cực tiểu tại \(x = 3\).

c) Đồ thị hàm số\(f\left( x \right)\)ở hình trên là của hàm số \(y = f\left( x \right) = \frac{{{x^2} + 2x + 1}}{{x - 1}}\).

d) Điểm M trên đồ thị hàm số \(f\left( x \right)\) có khoảng cách đến I là nhỏ nhất (với I là giao điểm của hai tiệm cận) với hoành độ dương là\(\sqrt {2\sqrt 2 } + 1\).

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) S, b) Đ, c) Đ, d) Đ

a) Hàm số \(f\left( x \right)\)đồng biến trên từng khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)\(\left( {3; + \infty } \right)\).

b) Điểm cực đại của đồ thị hàm số \(f\left( x \right)\)\(\left( { - 1;0} \right)\)và điểm cực tiểu của đồ thị hàm số \(f\left( x \right)\)\(\left( {3;8} \right)\).

c) Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy \(x = 1\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số, \(y = x + 3\) là tiệm cận xiên của đồ thị hàm số.

Đồ thị hàm số đi qua các điểm \(\left( {3;8} \right),\left( { - 1;0} \right),\left( {0; - 1} \right)\).

Ta thấy hàm số \(y = f\left( x \right) = \frac{{{x^2} + 2x + 1}}{{x - 1}}\) \(x = 1\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số, \(y = x + 3\) là tiệm cận xiên của đồ thị hàm số và đồ thị hàm số đi qua các điểm \(\left( {3;8} \right),\left( { - 1;0} \right),\left( {0; - 1} \right)\).

Vậy đồ thị hàm số trên là của hàm số \(y = f\left( x \right) = \frac{{{x^2} + 2x + 1}}{{x - 1}}\).

d) Đồ thị hàm số\(f\left( x \right)\)ở hình câu c là của hàm số \(y = f\left( x \right) = \frac{{{x^2} + 2x + 1}}{{x - 1}} = x + 3 + \frac{4}{{x - 1}}\) ( C )

\(I\left( {1;4} \right)\)là giao điểm của hai đường tiệm cận.

Gọi \(M\left( {x;y} \right) \in \left( C \right)\). Khi đó \(\overrightarrow {IM} = \left( {x - 1;y - 4} \right)\), bình phương khoảng cách IM:

\(\begin{array}{l}I{M^2} = {\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2}\\I{M^2} = {\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {x + 3 + \frac{4}{{x - 1}} - 4} \right)^2}\end{array}\)

\(\begin{array}{l}I{M^2} = {\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {x - 1 + \frac{4}{{x - 1}}} \right)^2}\\I{M^2} = {\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {x - 1} \right)^2} + 8 + {\left( {\frac{4}{{x - 1}}} \right)^2}\end{array}\)

\[I{M^2} = 2{\left( {x - 1} \right)^2} + \frac{{16}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}} + 8\]

Theo bất đẳng thức Cauchy (AM – GM)

\[\begin{array}{l}I{M^2} \ge 2\sqrt {32} + 8 = 8\sqrt 2 + 8\\IM \ge \sqrt {8\sqrt 2 + 8} \end{array}\]

Dấu xảy ra khi \[2{\left( {x - 1} \right)^2} = \frac{{16}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\]\[ \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^4} = 8\]\[ \Leftrightarrow x = \pm \sqrt {2\sqrt 2 } + 1\].

Điểm M trên đồ thị hàm số \(f\left( x \right)\) có khoảng cách đến I là nhỏ nhất \[Min\,IM = \sqrt {8\sqrt 2 + 8} \](với I là giao điểm của hai tiệm cận) với hoành độ dương là\(\sqrt {2\sqrt 2 } + 1\).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Vì điểm \(A'\) có toạ độ là \(\left( {240;450;0} \right)\) nên khoảng cách từ \(A'\) đến các trục \(Ox,Oy\) lần lượt là \(450\;{\rm{cm}}\)\(240\;{\rm{cm}}\). Suy ra \(A'A = 450\;{\rm{cm}}\)\(A'O' = 240\;{\rm{cm}}\).

Từ giả thiết suy ra \(\overrightarrow {A'B'} = \left( { - 120;0;300} \right)\),

do đó \(A'B' = \left| {\overrightarrow {A'B'} } \right| = \sqrt {{{( - 120)}^2} + {0^2} + {{300}^2}} = 60\sqrt {29} \approx 323(\;{\rm{cm}})\).

\(O'O = A'A = 450\;{\rm{cm}}\)\(O'\) nằm trên trục \[Oy\] nên toạ độ của điểm \(O'\)\(\left( {0;450;0} \right)\).

Do đó \(\overline {O'B'} = \left( {120;0;300} \right)\)\(O'B' = \left| {\overline {O'B'} } \right| = \sqrt {{{120}^2} + {0^2} + {{300}^2}} = 60\sqrt {29} \approx 323{\rm{ }}({\rm{cm}})\).

Vậy mỗi căn lều gỗ có chiều dài là \(450\;{\rm{cm}}\), chiều rộng là \(240\;{\rm{cm}}\), mỗi cạnh bên của mặt tiền có độ dài là 323 cm.

\( \Rightarrow a + b + c = 1013\).

Lời giải

Ta có \(N'\left( t \right) = - 3{t^2} + 24t = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 0\\t = 8\end{array} \right.\).

Bảng biến thiên

Giả sử sự lây lan của một loại virus ở một địa phương có thể được mô hình hóa bằng hàm số (ảnh 1)

Từ bảng biến thiên ta thấy số người bị nhiễm bệnh tăng trong khoảng thời gian \(\left( {0;8} \right)\).

Suy ra \(a = 0;b = 8\). Vậy \(a + b = 8\).