trang 27 Sách bài tập Sinh học 12:
Tại sao bằng việc thực hiện phép lai phân tích cá thể ở đời lai F1 từ phép lai hai dòng thuần chủng, khác nhau về hai tính trạng được quy định bởi hai gene khác nhau, người ta có thể xác định được hai gene đó liên kết hay phân li độc lập? Viết sơ đồ lai để giải thích.Viết các loại giao tử tái tổ hợp, giao tử không tái tổ hợp khi mỗi cá thể có kiểu gene AB/ab; Ab/aB giảm phân tạo giao tử.
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
• Khi lai hai dòng thuần chủng, khác nhau về hai tính trạng được quy định bởi hai gene khác nhau, F1 có kiểu gene dị hợp tử về hai gene đó. Lai phân tích cá thể F1 có kiểu gene dị hợp tử (với cá thể đồng hợp tử lặn về hai gene), đời lai phân tích có thể có các trường hợp sau:
- Tỉ lệ đời lai phân tích là 1 : 1 → Hai gene liên kết hoàn toàn.
- Tỉ lệ đời lai phân tích là 1 : 1 : 1 : 1 → Hai gene phân li độc lập (trên 2 nhiễm sắc).
- Đời lai phân tích có 4 nhóm kiểu hình khác 1 : 1 : 1 : 1, gồm hai nhóm có tổng tần số > 50%; hai nhóm có tổng tần số < 50% → Hai gene liên kết không hoàn toàn và có xảy ra hoán vị gene.
• Sơ đồ lai:
- Hai gene liên kết hoàn toàn: P: AB/AB × ab/ab → F1: AB/ab × ab/ab → Fa: ½AB/ab : ½ab/ab.
- Hai gene phân li độc lập: P: AABB × aabb → F1: AaBb × aabb → Fa: ¼AaBb : ¼Aabb : ¼aaBb : ¼aabb.
- Hai gene liên kết không hoàn toàn: P: AB/AB × ab/ab → F1: AB/ab × ab/ab → Fa: AB/ab = ab/ab > 25% 2 nhóm từ giao tử liên kết : Ab/ab = aB/ab < 25% 2 nhóm từ giao tử hoán vị.
• Viết các loại giao tử tái tổ hợp, giao tử không tái tổ hợp khi mỗi cá thể có kiểu gene AB/ab; Ab/aB giảm phân tạo giao tử:
- AB/ab giảm phân tạo giao tử sẽ tạo 2 loại giao tử không tái tổ hợp là AB và ab; 2 loại giao tử tái tổ hợp là Ab và aB.
- Ab/aB giảm phân tạo giao tử sẽ tạo 2 loại giao tử không tái tổ hợp là Ab và aB; 2 loại giao tử tái tổ hợp là AB và ab.
>>Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 20 Bộ đề, Tổng ôn, Chinh phục lý thuyết môn Sinh học (có đáp án chi tiết) ( 70.000₫ )
- 20 đề thi tốt nghiệp môn Sinh học (có đáp án chi tiết) ( 35.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Lời giải:
a) Sai. Các tính trạng do gene ngoài nhân quy định di truyền không theo quy luật di truyền nhiễm sắc thể do hợp tử chỉ nhận tế bào chất chủ yếu từ giao tử cái, dẫn tới giao tử cái và giao tử đực có vai trò khác nhau trong đóng góp vật chất di truyền ngoài nhân cho cá thể con. Trong khi đó, giao tử đực và giao tử cái có đóng góp như nhau trong di truyền nhiễm sắc thể.
b) Đúng. Do gene ngoài nhân nằm ở các bào quan như ti thể, lục lạp (ở thực vật). Trong quá trình phân bào, sự phân chia bào quan mang gene ngoài nhân về các tế bào con không đồng đều. Nên tế bào con hoặc giao tử có thể mang số lượng và loại allele của một gene không giống nhau.
Lời giải
Lời giải:
Khi sử dụng phương pháp "ba cha mẹ", nhân của tế bào trứng của mẹ được tách và chuyển sang tế bào trứng của người hiến tặng chỉ chứa các ti thể mang gene lành. Các ti thể mang gene đột biến gây bệnh ở tế bào trứng của người mẹ bị loại bỏ. Hợp tử hình thành do thụ tinh giữa tế bào trứng không mang gene đột biến và tinh trùng sẽ mang gene lành. Bệnh di truyền do gene ti thể đột biến bị ngăn chặn. Nếu gene đột biến nằm trong nhân tế bào sẽ vẫn được truyền cho hợp tử. Do đó, phương pháp "ba cha mẹ" không ngăn chặn được bệnh di truyền do đột biến gene nhân.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.