Câu hỏi:

20/12/2024 88

trang 28 Sách bài tập Sinh học 12:

Để nghiên cứu một bệnh ở người là do ảnh hưởng của yếu tố di truyền (kiểu gene) hay của môi trường hoặc do cả yếu tố di truyền và môi trường, các nhà khoa học sử dụng phương pháp nghiên cứu các cặp đồng sinh (gồm các cặp đồng sinh cùng trứng và các cặp đồng sinh khác trứng) để tính tỉ lệ phần trăm giống nhau giữa các cặp đồng sinh. Tỉ lệ này được tính bằng số cặp đồng sinh có các thành viên giống nhau về kiểu hình trên tổng số cặp đồng sinh nghiên cứu. Một số tính trạng như bệnh đau nửa đầu, bệnh huyết áp cao có tỉ lệ phần trăm giống nhau giữa các cặp đồng sinh ở mức dưới 100%. Ngoài ra, tỉ lệ này ở cặp đồng sinh cùng trứng là cao hơn so với ở các cặp đồng sinh khác trứng. Sự biểu hiện bệnh này bị chi phối bởi kiểu gene hay chỉ do yếu tố môi trường, hay do cả hai yếu tố này? Giải thích.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Đề toán-lý-hóa Đề văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải:

Sự biểu hiện bệnh này bị chi phối bởi cả hai yếu tố di truyền và môi trường.

Giải thích: Các cá thể đồng sinh cùng trứng có kiểu gene (trong nhân tế bào) hoàn toàn giống nhau, cá thể đồng sinh khác trứng có thể có kiểu gene khác nhau (do biến dị tổ hợp) → Các cá thể đồng sinh cùng trứng có tỉ lệ phù hợp cao hơn các cá thể đồng sinh khác trứng → Kiểu gene chi phối. Nếu hoàn toàn do kiểu gene chi phối, tỉ lệ phù hợp của các cặp đồng sinh cùng trứng là 100%. Thực tế, tỉ lệ này < 100%. Vì vậy, bệnh này do cả yếu tố di truyền và môi trường.

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

trang 27 Sách bài tập Sinh học 12:

Những nhận định sau đây về hiện tượng di truyền gene ngoài nhân là đúng hay sai? Giải thích.

a) Các tính trạng do gene ngoài nhân quy định di truyền theo quy luật di truyền nhiễm sắc thể.

b) Có hiện tượng di truyền không đồng nhất đối với sự di truyền tính trạng do gene ngoài nhân quy định.

Xem đáp án » 20/12/2024 1,091

Câu 2:

trang 24 Sách bài tập Sinh học 12:

Mệnh đề nào sau đây không phải là ứng dụng của hiện tượng di truyền gene ngoài nhân?

Xem đáp án » 20/12/2024 753

Câu 3:

trang 20 Sách bài tập Sinh học 12:

Bệnh mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu lục) do gene lặn liên kết nhiễm sắc thể X quy định. Một người đàn ông bị mù màu kết hôn với một phụ nữ không mắc bệnh, họ có một con gái không bị mù màu. Nếu người con gái này kết hôn với một người đàn ông không bị bệnh, xác xuất họ sinh con đầu tiên là con trai và bị mù màu là bao nhiêu?

Xem đáp án » 20/12/2024 717

Câu 4:

trang 22 Sách bài tập Sinh học 12:

Phát biểu nào sau đây về đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân là không đúng?

Xem đáp án » 20/12/2024 653

Câu 5:

trang 19 Sách bài tập Sinh học 12:

Bệnh máu khó đông (hemophilia) là bệnh di truyền liên kết giới tính do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể X và không gây chết ở tuổi còn trẻ. Nhận định nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án » 20/12/2024 623

Câu 6:

trang 20 Sách bài tập Sinh học 12:

Máu khó đông là bệnh di truyền hiếm gặp trong quần thể. Người đàn ông A bị máu khó đông kết hôn với người phụ nữ B không mặc bệnh. Họ có 4 con gồm: hai con trai (C và D) và hai con gái (E và G), cả bốn người con đều không biểu hiện bệnh máu khó đông. Các con của A và B đều kết hôn với những người không bị bệnh; không có người con nào của C và D bị bệnh; các con trai của E và G bị máu khó đông, còn các con gái của họ không bị bệnh.

(1) Nhận định nào sau đây giải thích cho lí do C, D, E, G không bị máu khó đông là đúng?

(2) Nếu con gái của D kết hôn với một người đàn ông không mắc bệnh, xác suất họ sinh con bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu?

(3) Các cá thể nào sau đây có kiểu gene dị hợp tử về gene gây bệnh máu khó đông?

Xem đáp án » 20/12/2024 580

Câu 7:

trang 21 Sách bài tập Sinh học 12:

Một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của loài này ở cá thể cái là XX, ở cá thể đực là XY. Số nhóm liên kết ở loài động vật này là bao nhiêu?

Xem đáp án » 20/12/2024 505