Câu hỏi:

12/01/2025 923

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang vuông tại \(A\) và \(D\). \(SA\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\), \(SA = AC,SC = 2a,AB = 2AD = 2DC\).

a) \(SA\) vuông góc với \(BC\).

b) Góc giữa đường thẳng \(SC\) và mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\) bằng \(45^\circ \).

c) Góc giữa hai mặt phẳng \(\left( {SAC} \right)\) và \(\left( {SBC} \right)\) bằng \(60^\circ \).

d) Khoảng cách từ điểm \(D\) đến mặt phẳng \(\left( {SBC} \right)\) bằng \(\frac{a}{2}\).

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Hướng dẫn giải

a) Đ, b) Đ, c) S, d) Đ

Cho hình chóp  S . A B C D  có đáy  A B C D  là hình thang vuông tại  A  và  D .  S A  vuông góc với mặt phẳng  ( A B C D ) ,  S A = A C , S C = 2 a , A B = 2 A D = 2 D C .  a)  S A  vuông góc với  B C .  b) Góc giữa đường thẳng  S C  và mặt phẳng  ( A B C D )  bằng  45 ∘ .  c) Góc giữa hai mặt phẳng  ( S A C )  và  ( S B C )  bằng  60 ∘ .  d) Khoảng cách từ điểm  D  đến mặt phẳng  ( S B C )  bằng  a 2 . (ảnh 1)

a) Vì \(SA \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow SA \bot BC\).

b) Vì \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\) nên \(AC\) là hình chiếu của đường thẳng \(SC\) trên mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\).

Do đó \(\left( {SC,\left( {ABCD} \right)} \right) = \left( {SC,AC} \right) = \widehat {SCA}\).

Mà \(SA = AC\) nên tam giác \(SAC\) vuông cân tại \(A\). Suy ra \(\widehat {SCA} = 45^\circ \).

c) Gọi \(I\) là trung điểm của \(AB\).

Dễ thấy \(CI = \frac{1}{2}AB\). Suy ra \(\Delta ACB\) vuông tại \(C\). Do đó \(AC \bot CB\)

Mà \(SA \bot BC\). Suy ra \(BC \bot \left( {SAC} \right)\) mà \(BC \subset \left( {SBC} \right)\). Do đó \(\left( {SBC} \right) \bot \left( {SAC} \right)\).

d) Giả sử \(AD \cap BC = \left\{ K \right\}\).

Ta có \(\frac{{d\left( {D,\left( {SBC} \right)} \right)}}{{d\left( {A,\left( {SBC} \right)} \right)}} = \frac{{KD}}{{KA}} = \frac{1}{2}\). Suy ra \(d\left( {D,\left( {SBC} \right)} \right) = \frac{1}{2}d\left( {A,\left( {SBC} \right)} \right)\).

Hạ \(AH \bot SC\) mà \(BC \bot \left( {SAC} \right)\) nên \(BC \bot AH\). Do đó \(AH \bot \left( {SBC} \right)\). Vậy \(d\left( {A,\left( {SBC} \right)} \right) = AH\).

Ta có \(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}} = \frac{2}{{A{C^2}}}\).

Vì tam giác \(SAC\) vuông cân cạnh \(SC = 2a\) nên \(AC = a\sqrt 2 \). Do đó \(AH = a\).

Do đó \(d\left( {D,\left( {SBC} \right)} \right) = \frac{a}{2}\).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Hướng dẫn giải

Trả lời: 11,7

Số tiền anh Toàn nhận được sau \(n\) lần tăng lương là \({S_n} = A{\left( {1 + r} \right)^n}\) trong đó:

\(A\) là số tiền lương tháng đầu tiên người đó nhận được

\(r\) là số % lương người đó được tăng

\(n\) là kì hạn người đó được tăng lương.

Từ năm 2013 đến năm 2024 anh Toàn được 3 lần tăng lương.

Do đó số tiền anh nhận được ở năm 2024 là \(6{\left( {1 + 25\% } \right)^3} \approx 11,7\) triệu đồng.

Câu 3

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP