Câu hỏi:
14/02/2025 17a) Có ba chất rắn: tinh bột, cellulose, saccharose. Nêu cách phân biệt ba chất trên.
b) Tìm hiểu qua internet, sách, báo,..., hãy cho biết “giấy gói kẹo ăn được” làm từ chất liệu gì, giải thích sự tự tan của nó khi ngậm kẹo.
Sách mới 2k7: Sổ tay Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 30k).
Quảng cáo
Trả lời:
a)
– Lấy mẫu thử và đánh số thứ tự tương ứng.
– Cho các mẫu thử vào trong cốc thủy tinh, rồi cho thêm nước (nước nguội) và quấy đều.
+ Cốc nào chất rắn tan hết thì đó là saccharose.
+ Cốc nào không tan là tinh bột và cellulose.
– Nhỏ 1 giọt iodine vào 2 cốc thủy tinh còn lại
+ Cốc nào xuất hiện màu xanh tím là tinh bột.
+ Cốc nào không xuất hiện màu xanh tím là cellulose.
b) “Giấy gói kẹo ăn được” được làm từ lớp bột gạo mỏng, giúp bảo quản kẹo được trong thời gian dài, kẹo không bị chảy nước. Do giấy gói kẹo ăn được làm từ bột gạo nên khi ngậm kẹo thì nó tan ra do enzyme phân hủy bột gạo thành đường glucose.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu phương pháp hóa học nhận biết các chất rắn màu trắng sau:
a) Tinh bột, cellulose, saccharose.
b) Tinh bột, glucose, saccharose.
Câu 2:
Tinh bột, celulose chiếm phần lớn khối lượng khô của thực vật. Vậy tinh bột, celulose có công thức hóa học và tính chất như thế nào?
Câu 3:
Cho các đặc điểm và tính chất sau:
(1) Có công thức chung là (C6H10O5)n.
(2) Có nhiều trong lúa, ngô, khoai, sắn, …
(3) Có nhiều trong sợi bông, gỗ, tre, nứa, …
(4) Chất rắn, màu trắng.
(5) Không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng.
(6) Có phản ứng thủy phân.
(7) Có phản ứng màu với iodine.
(8) Tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(9) Là lương thực quan trọng của con người.
(10) Dùng để sản xuất vải sợi, giấy, …
Hãy chỉ ra đặc điểm và tính chất nào là của tinh bột? cellulose?
Câu 4:
Tinh bột và cellulose có những tính chất hoá học nào sau đây?
a) Tác dụng với H2O khi có acid và đun nóng.
b) Tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường khi có enzyme.
c) Tác dụng với iodine.
Câu 5:
So sánh sự khác nhau giữa tinh bột và cellulose về trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (như tính tan, …) và vai trò của chúng trong cây xanh.
Câu 6:
Từ tinh bột người ta sản xuất ra ethylic alcohol theo hai giai đoạn sau:
a) (– C6H10O5 –)n → C6H12O6 hiệu suất 80%.
b) C6H12O6 → C2H5OH hiệu suất 75%.
Hãy viết phương trình theo các giai đoạn trên. Tính khối lượng ethylic alcohol thu được từ 1 tấn tinh bột.
Câu 7:
Ứng dụng của màng cellulose sinh học
Màng cellulose sinh học bị phân hủy bởi các vi sinh vật được ứng dụng ngày càng rộng rãi.
Tìm hiểu những ứng dụng của màng cellulose sinh học trong đời sống và sản xuất.
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 24 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 17 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 21 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 23 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 24 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 23 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
về câu hỏi!