Câu hỏi:
30/03/2025 35Để phân tích bản đồ giới hạn của một phân tử DNA, người ta đã tiến hành phản ứng cắt với từng enzyme riêng rẽ và mỗi сар kết hợp. Sau phản ứng, sản phẩm cắt được phân tích trên điện di agarose. Kết quả điện di được biểu diễn ở hình bên dưới. Trong hình, mẫu Po là mẫu đối chứng (chưa bị cắt bởi enzyme); mẫu E được cắt bởi enzyme EcoRI; mẫu B được cắt bởi enzyme BamHI; mẫu X được cắt bởi enzyme XhoI; mẫu E+X và mẫu B+X là các mẫu được cắt đồng thời bởi từng cặp enzyme trong một đệm đồng nhất; mẫu M là thang chuẩn kích thước 1,0 kb.
a) Phân tử DNA này có dạng mạch vòng.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đúng. Vì: Quan sát kết quả điện di ta thấy: mẫu \({P_0}\) mặc dù chưa bị cắt bởi enzyme nhưng khi chạy điện di thu được 2 đoạn có kích thước khác nhau, chứng tỏ đây là DNA mạch vòng. 2 đoạn kích thước khác nhau tương ứng với dạng siêu xoắn (đoạn ở dưới) và xoắn mở (đoạn ở trên).
Khi cắt bằng EcoRI hoặc Xhol thì khi chạy điện di đều thu được một đoạn duy nhất, do đó phân tử DNA này dạng mạch vòng, vì nếu dạng mạch thẳng thì khi cắt bằng enzyme giới hạn thu được 2 đoạn khác nhau.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
b) Kích thước của đoạn DNA này là 10kb.
Lời giải của GV VietJack
Sai. Vì: Kích thước của đoạn DNA chính bằng kích thước của đoạn cắt bởi enzyme có một vị trí cắt - EcoRI hoặc Xhol. Do vậy kích thước của đoạn DNA này là 7kb.
Câu 3:
c) Phân tử DNA dạng mạch vòng khi cắt bằng enzyme giới hạn có n điểm cắt sẽ thu được (n + 1) đoạn giới hạn.
Lời giải của GV VietJack
Sai. Vì: Phân tử DNA dạng mạch vòng khi cắt bằng enzyme giới hạn có n điểm cắt sẽ thu được n đoạn giới hạn
Câu 4:
d) Enzyme BamHI và Xhol có số vị trí cắt lần lượt là 1 và 2.
Lời giải của GV VietJack
Sai. Enzyme BamHI và Xhol có số vị trí cắt lần lượt là 2 và 1 vị trí cắt.
Đối với BamHI thu được 2 đoạn trong đó kích thước đoạn nhỏ chính là khoảng cách giữa 2 vị trí cắt, bằng 1,0kb.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Để xác định số lượng cá thể có trong quần thể ốc bươu vàng, người ta sử dụng phương pháp “Bắt - đánh dấu - thả - bắt lại”. Lần thứ nhất bắt được 250 cá thể, đánh dấu và thả trở lại quần thể. Một năm sau tiến hành bắt lần thứ hai được 300 cá thể, trong đó thấy có 50 cá thể đã được đánh dấu. Biết rằng không có hiện tượng di nhập cư và quần thể có tỉ lệ sinh sản là 20%, tỉ lệ tử vong là 10%; Việc đánh dấu không ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản của cá thể. Hãy xác định số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm bắt lần thứ nhất.
Câu 3:
a) Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 4: 4: 1: 1.
Câu 6:
Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp nghiên cứu tế bào là phương pháp
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 9. Sinh thái học có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận