Câu hỏi:
30/03/2025 80PHẦN III. Thí sinh trả lời từ Đáp án Câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi Đáp án Câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Màu sắc cảnh báo (aposematism) thực chất là “mặt đối lập” của ngụy trang và là một trường hợp đặc biệt của cảnh báo. Chức năng của nó là làm cho động vật, ví dụ như ông bắp cày hoặc rắn san hô, trở nên rất dễ thấy đối với những kẻ săn mồi tiềm năng, để chúng được chú ý, ghi nhớ và sau đó tránh xa. Như Peter Forbes quan sát, “Các biển báo cảnh báo của con người sử dụng cùng màu sắc - đỏ, vàng, đen và trắng - mà thiên nhiên sử dụng để cảnh báo các loài sinh vật nguy hiểm”. Màu sắc cảnh báo hoạt động bằng cách được những kẻ săn mồi tiềm năng liên kết với thứ gì đó khiến loài động vật có màu cảnh báo trở nên khó chịu hoặc nguy hiểm. Cho các sự kiện sau:
1. Trong quần thể phát sinh các biến dị liên quan đến màu sắc và liên quan đến vũ khí tự vệ như nọc độc hay hung dữ hay có mùi hôi thối...
2. Hình thành nên loài có màu sắc cảnh báo giúp kẻ thù ghi nhớ và tránh xa.
3. Trong quần thể, quá trình sinh sản làm phát tán các biến dị.
4. Các nhân tố tiến hoá tác động làm cho tỷ lệ cá thể có màu sắc sặc sỡ và có vũ khí tự vệ ngày càng phổ biến.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành màu sắc “cảnh báo” ở các loài động vật.
Quảng cáo
Trả lời:
(1) Các biến dị xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể (do đột biến gen hoặc biến dị tổ hợp).
(3) Các cá thể có biến dị sẽ di truyền đặc điểm này cho thế hệ sau thông qua sinh sản.
(4) Những cá thể có màu sắc sặc sỡ và vũ khí tự vệ (nọc độc, hung dữ, mùi hôi) giúp chúng sống sót trước kẻ thù và có khả năng sinh sản cao hơn, làm gia tăng tần số của đặc điểm này trong quần thể.
(2) Sau nhiều thế hệ, quần thể đạt được đặc điểm màu sắc cảnh báo rõ ràng, trở thành tín hiệu cảnh báo hiệu quả đối với kẻ thù.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Để xác định số lượng cá thể có trong quần thể ốc bươu vàng, người ta sử dụng phương pháp “Bắt - đánh dấu - thả - bắt lại”. Lần thứ nhất bắt được 250 cá thể, đánh dấu và thả trở lại quần thể. Một năm sau tiến hành bắt lần thứ hai được 300 cá thể, trong đó thấy có 50 cá thể đã được đánh dấu. Biết rằng không có hiện tượng di nhập cư và quần thể có tỉ lệ sinh sản là 20%, tỉ lệ tử vong là 10%; Việc đánh dấu không ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản của cá thể. Hãy xác định số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm bắt lần thứ nhất.
Câu 5:
a) Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 4: 4: 1: 1.
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 9. Sinh thái học có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 53)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 33)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 30)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận