Câu hỏi:

06/04/2025 8

Khi nghiên cứu một lượng lớn DNA từ tế bào của các sinh vật khác nhau, Chargaff đã thu được số lượng từng loại nucleotide như bảng dưới đây.

Khi nghiên cứu một lượng lớn DNA từ tế bào của các sinh vật khác nhau, Chargaff đã thu được số lượng từng loại nucleotide như bảng dưới đây. (ảnh 1) 

a) Xác định các tỉ lệ nucleotide (A+T)/(C+G), (A+G)/(T+C) của các loài sinh vật nói trên.

b) Tỉ lệ nào phản ánh thành phần nucleotide đặc trưng cho từng loài và tỉ lệ nào thể hiện các base trên hai mạch DNA kết cặp đặc hiệu nhờ liên kết hydrogen? Giải thích.

c) Vì mỗi DNA có tỉ lệ các loại nucleotide khác nhau nên khi thực hiện tái bản DNA trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học thường dùng nhiệt độ không giống nhau để phá bỏ liên kết hydrogen (nhiệt độ biến tính DNA). Nhiệt độ biến tính DNA phụ thuộc vào tỉ lệ (A+T)/(C+G) như thế nào?

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).

Tổng ôn Toán-lý hóa Văn-sử-đia Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là:

a) Tỉ lệ nucleotide (A+T)/(C+G), (A+G)/(T+C) của các loài sinh vật nói trên:

Tế bào

Vi khuẩn (Diplococcus pneumoniae)

1,59

1,01

Vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis)

0,422

1

Nấm men

1,79

1

Nhím biển (Paracentrotus lividus)

1,80

1

Cá trích (tinh trùng)

1,23

0,99

Chuột (tủy xương)

1,33

1,00

Người (tuyến ức)

1,53

0,99

b) 

- Tỉ lệ (A+T)/(C+G) thể hiện thành phần nucleotide đặc trưng cho từng loài, vì phản ánh mỗi loại sinh vật khác nhau có số lượng mỗi loại nucleotide khác nhau, do đó tỉ lệ này khác nhau ở mỗi giá trị tính được.

- Tỉ lệ (A+G)/(T+C) thể hiện các base trên hai mạch DNA kết cặp đặc hiệu nhờ liên kết hydrogen, vì số nucleotide loại A = T, G = C nên tỉ lệ này luôn =1.

c)  Trong phân tử DNA mạch kép, A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogene, G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogene. Do đó:

- Tỉ lệ (A+T)/(C+G) càng lớn, tức tỉ lệ nucleotide A và T cao hơn G và C (ít liên kết hydrogen) thì nhiệt độ biến tính DNA càng nhỏ.

- Ngược lại, tỉ lệ (A+T)/(C+G) càng nhỏ, tức tỉ lệ nucleotide G và C cao hơn A và T (nhiều liên kết hydrogen) thì nhiệt độ biến tính DNA càng lớn.

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình phiên mã ngược?

(1) Phiên mã ngược là quá trình tổng hợp mạch DNA từ khuôn mẫu mRNA.

(2) Enzyme thực hiện quá trình phiên mã ngược là RNA polymerase.

(3) Phiên mã ngược chỉ diễn ra khi có virus HIV xâm nhập vào cơ thể.

(4) Nếu phiên mã ngược từ mRNA trưởng thành thì vùng mã hóa của DNA không chứa các đoạn intron.

A. 1.

B. 2.

С. 3.

D. 4.

Xem đáp án » 06/04/2025 12

Câu 2:

Quá trình truyền đạt thông tin di truyền cấp phân tử được minh họa như Hình 1.6. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các quá trình trong hình?

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các quá trình trong hình? (ảnh 1)

(1) Ở sinh vật nhân thực, quá trình 1 chỉ diễn ra ở trong nhân tế bào.

(2) Quá trình 2 xảy ra dưới sự xúc tác của enzyme RNA polymerase.

(3) Mô hình polyribosome giúp tăng hiệu suất của quá trình 4.

(4) Chỉ RNA trưởng thành mới được phiên mã ngược tạo DNA.

A. (1), (2), (4).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (3).

D. (1), (3), (4).

Xem đáp án » 06/04/2025 11

Câu 3:

Quá trình phiên mã của sinh vật nhân sơ khác sinh vật nhân thực ở đặc điểm

A. có quá trình biến đổi tiền mRNA thành mRNA trưởng thành.

B. không diễn ra trong nhân.

C. được thực hiện bởi enzyme RNA polymerase.

D. có chiều tổng hợp là 5' → 3'.

Xem đáp án » 06/04/2025 9

Câu 4:

Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình dịch mã khi

A. tiểu đơn vị lớn của ribosome liên kết với tiểu đơn vị bé.

B. tiểu đơn vị bé của ribosome liên kết với phân tử mRNA.

C. tiểu đơn vị lớn của ribosome liên kết với phức hệ tRNA-amino acid.

D. phức hệ tRNA-amino acid liên kết với mRNA.

Xem đáp án » 06/04/2025 9

Câu 5:

Một bộ ba nucleotide trên mạch DNA mã hóa là AAA. Anticodon trên tRNA liên kết với codon trên mRNA là

А. TTT.

B. UUA.

C. UUU.

D. AAA.

Xem đáp án » 06/04/2025 9

Câu 6:

Phần lớn gene của sinh vật nhân thực và vi khuẩn cổ là gene phân mảnh, tức có vùng mã hóa của gene gồm các đoạn DNA được dịch mã (exon) xen kẽ các đoạn DNA không được dịch mã (intron). Quan sát vùng mã hóa của một số gene ở Hình 1.5 và cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng.

Quan sát vùng mã hóa của một số gene ở Hình 1.5 và cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng. (ảnh 1)

A. Số lượng nucleotide ở đoạn DNA được dịch mã nhiều hơn đoạn DNA không được dịch mã.

B. Số lượng nucleotide ở vùng không mã hóa tỉ lệ thuận với chiều dài vùng mã hóa của gene.

C. Số lượng nucleotide ở đoạn DNA được dịch mã của gene càng nhiều thì sinh vật càng phát triển.

D. Số lượng nucleotide ở đoạn DNA được dịch mã và không dịch mã ở các gene là khác nhau.

Xem đáp án » 06/04/2025 9

Câu 7:

Phân tử nào sau đây không có liên kết hydrogen trong cấu trúc?

A. DNA.    

B. mRNA.      

C. tRNA.      

D. rRNA.

Xem đáp án » 06/04/2025 8