Câu hỏi:
06/04/2025 7Hershey và Chase đã sử dụng đồng vị phóng xạ 32P và 35S để theo dõi các thành phần của phage trong quá trình lây nhiễm vào E. coli. Quá trình thí nghiệm được tiến hành như sau:
- Lô 1: Nuôi phage trong môi trường chứa đồng vị phóng xạ 35S để đánh dấu protein của phage.
- Lô 2: Nuôi phage trong môi trường chứa đồng vị phóng xạ 32P để đánh dấu DNA của phage.
Ở mỗi lô thí nghiệm đều tiến hành trộn phage với vi khuẩn cho phage xâm nhiễm vào tế bào vi khuẩn. Sau đó dùng máy khuấy mạnh hỗn hợp và li tâm hỗn hợp, kiểm tra hoạt tính phóng xạ trong phần cặn và dịch nổi sau li tâm, biết rằng các tế bào vi khuẩn kết dính với nhau thành cặn li tâm, phần ngoài của phage (phần không xâm nhiễm vào vi khuẩn) và các phage tự do trong dịch nổi.
Dựa vào những thông tin đã cho, trả lời ngắn gọn những câu hỏi sau:
a) Tại sao các nhà khoa học lại dùng đồng vị phóng xạ 35S để đánh dấu protein và đồng vị phóng xạ 32P để đánh dấu DNA của phage?
b) Hoạt tính phóng xạ được tìm thấy ở đâu trong mỗi lô thí nghiệm? Giải thích.
c) Thông qua việc quan sát kết quả thí nghiệm, các nhà khoa học rút ra được kết luận gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Dựa vào nguyên tắc DNA chứa phosphorus (P) nhưng không chứa sulfur (S), protein chứa sulfur (S) nhưng không chứa phosphorus (P), nên việc đánh dấu phóng xạ như vậy có thể phân biệt được DNA lõi và protein vỏ của phage.
b)
- Ở lô thí nghiệm 1, hoạt tính phóng xạ được giữ bên ngoài tế bào vì protein vỏ không xâm nhập vào tế bào vi khuẩn, nên hoạt tính phóng xạ có mặt ở phần dịch nổi.
- Ở lô thí nghiệm 2, hoạt tính phóng xạ được tìm thấy bên trong tế bào vì lõi nucleic acid của phage được bơm vào bên trong tế bào, nên hoạt tính phóng xạ có mặt ở phần cặn li tâm.
c) Kết luận: Trong quá trình lây nhiễm, phage đã bơm lõi là DNA vào bên trong tế bào vi khuẩn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình phiên mã ngược?
(1) Phiên mã ngược là quá trình tổng hợp mạch DNA từ khuôn mẫu mRNA.
(2) Enzyme thực hiện quá trình phiên mã ngược là RNA polymerase.
(3) Phiên mã ngược chỉ diễn ra khi có virus HIV xâm nhập vào cơ thể.
(4) Nếu phiên mã ngược từ mRNA trưởng thành thì vùng mã hóa của DNA không chứa các đoạn intron.
A. 1.
B. 2.
С. 3.
D. 4.
Câu 2:
Quá trình truyền đạt thông tin di truyền cấp phân tử được minh họa như Hình 1.6. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các quá trình trong hình?
(1) Ở sinh vật nhân thực, quá trình 1 chỉ diễn ra ở trong nhân tế bào.
(2) Quá trình 2 xảy ra dưới sự xúc tác của enzyme RNA polymerase.
(3) Mô hình polyribosome giúp tăng hiệu suất của quá trình 4.
(4) Chỉ RNA trưởng thành mới được phiên mã ngược tạo DNA.
A. (1), (2), (4).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (3), (4).
Câu 3:
Quá trình phiên mã của sinh vật nhân sơ khác sinh vật nhân thực ở đặc điểm
A. có quá trình biến đổi tiền mRNA thành mRNA trưởng thành.
B. không diễn ra trong nhân.
C. được thực hiện bởi enzyme RNA polymerase.
D. có chiều tổng hợp là 5' → 3'.
Câu 4:
Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình dịch mã khi
A. tiểu đơn vị lớn của ribosome liên kết với tiểu đơn vị bé.
B. tiểu đơn vị bé của ribosome liên kết với phân tử mRNA.
C. tiểu đơn vị lớn của ribosome liên kết với phức hệ tRNA-amino acid.
D. phức hệ tRNA-amino acid liên kết với mRNA.
Câu 5:
Một bộ ba nucleotide trên mạch DNA mã hóa là AAA. Anticodon trên tRNA liên kết với codon trên mRNA là
А. TTT.
B. UUA.
C. UUU.
D. AAA.
Câu 6:
Phần lớn gene của sinh vật nhân thực và vi khuẩn cổ là gene phân mảnh, tức có vùng mã hóa của gene gồm các đoạn DNA được dịch mã (exon) xen kẽ các đoạn DNA không được dịch mã (intron). Quan sát vùng mã hóa của một số gene ở Hình 1.5 và cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng.
A. Số lượng nucleotide ở đoạn DNA được dịch mã nhiều hơn đoạn DNA không được dịch mã.
B. Số lượng nucleotide ở vùng không mã hóa tỉ lệ thuận với chiều dài vùng mã hóa của gene.
C. Số lượng nucleotide ở đoạn DNA được dịch mã của gene càng nhiều thì sinh vật càng phát triển.
D. Số lượng nucleotide ở đoạn DNA được dịch mã và không dịch mã ở các gene là khác nhau.
Câu 7:
DNA ở sinh vật nhân thực có kích thước lớn, sự nhân đôi diễn ra ở đơn vị tái bản. Hình 1.7 minh họa quá trình tái bản diễn ra trên một đơn vị. Quan sát thông tin trên hình và cho biết có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng.
(1) Vị trí kí hiệu (a) và (c) có chiều 5', (b) và (d) có chiều 3'.
(2) Quá trình tái bản DNA cần có hai đoạn mồi RNA tương ứng với hai chạc chữ Y trong một đơn vị sao chép.
(3) Sợi DNA mới tổng hợp (e) là mạch dẫn đầu, (f) là mạch theo sau.
(4) Trong một đơn vị tái bản, enzyme ligase thực hiện nối các đoạn Okazaki trên một mạch (mạch theo sau).
A. 1.
B. 2.
С. 3.
D. 4.
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 25 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
40 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 14 có đáp án
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Trắc nghiệm Sinh học 12 (có đáp án): Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận