Câu hỏi:

07/04/2025 263 Lưu

Các nhà khoa học đã dựa trên cơ chế chuyển đoạn Robertson để giải thích cho cơ chế phát sinh loài người (2n = 46) từ vượn người (2n = 48), một bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết này là trên nhiễm sắc thể số 2 của người gồm hai đoạn giống với hai nhiễm sắc thể khác nhau của vượn người. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về dạng đột biến này?

a) Dạng đột biến này làm thay đổi tổng khối lượng của bộ nhiễm sắc thể do giảm số lượng bộ nhiễm sắc thể.

b) Dựa vào dạng đột biến này, có thể xác định được nguồn gốc chung của các loài khác nhau.

c) Nhiễm sắc thể sau khi bị đột biến là nhiễm sắc thể tâm lệch.

d) Trong quá trình tiến hóa, sự xuất hiện loài thỏ (2n = 44) là do đột biến chuyển đoạn Robertson ở người (2n = 46) tạo thành.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: a - Đ; b - Đ; c - S; d - S.

Chuyển đoạn Robertson là trường hợp chuyển đoạn thuận nghịch được thực hiện giữa 2 NST tâm đầu A và B, khi A bị đứt phía dưới tâm động tạo vai dài mất tâm động, còn B bị đứt ở đầu mút ngắn trên tâm động, 2 đoạn nối với nhau tạo NST tâm đều mang tâm động của B. Đoạn có tâm động A với vai ngắn nối với đoạn ngắn của B hình thành NST con có tâm động A. Nhiễm sắc thể con mới có nhiều chất dị nhiễm sắc không quan trọng nên bị mất đi. Do đó:

a) Đúng. Dạng đột biến này làm thay đổi tổng khối lượng của bộ nhiễm sắc thể do giảm số lượng bộ nhiễm sắc thể từ 48 NST thành 46 NST.

b) Đúng. Dựa vào dạng đột biến này, có thể xác định được nguồn gốc chung của các loài khác nhau.

c) Sai. Nhiễm sắc thể sau khi bị đột biến là nhiễm sắc thể tâm đều.

d) Sai. Không có bằng chứng sự xuất hiện loài thỏ (2n = 44) là do đột biến chuyển đoạn Robertson ở người (2n = 46) tạo thành.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

- Ở cơ thể đực: Aa → AAaa.

+ Giảm phân I bình thường: AAaa → AA và aa.

+ Giảm phân II không bình thường ở một số tế bào → giao tử AA, aa, O.

+ Giảm phân II bình thường ở các tế bào còn lại → giao tử A, a.

- Ở cơ thể cái: Aa → AAaa.

+ Giảm phân I không bình thường ở một số tế bào → giao tử AAaa, O.

+ Giảm phân I bình thường ở các tế bào còn lại → giao tử AA và aa.

+ Giảm phân II bình thường, nên:

* AA và aa → giao tử A, a.

* AAaa → giao tử Aa.

* O → giao tử O.

- Hợp tử 2n + 1 là: AAA, AAa, Aaa, aaa → 4 loại.

- Hợp tử 2n - 1 là: A, a → 2 loại.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP