Năm 1985, Kary Banks Mullis đã công bố kĩ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction). Kĩ thuật này cho phép tổng hợp DNA dựa trên mạch khuôn là một trình tự đích DNA ban đầu, khuếch đại, nhân số lượng bản sao của khuôn thành hàng triệu bản sao nhờ hoạt động của enzyme polymerase và một cặp mồi (primer) đặc hiệu cho đoạn DNA. Mỗi chu kì gồm ba bước chính sau:
Bước 1. Biến tính: Nhiệt độ được tăng lên 95 °C để làm biến tính DNA sợi kép, tách thành hai sợi đơn.
Bước 2. Gắn mồi: Hạ nhiệt độ xuống 30 - 65 °C để các đoạn mồi sợi đơn của "DNA mồi" bắt cặp vào đoạn DNA mạch đơn. Có hai đoạn DNA mồi được tạo ra là mồi xuôi và mồi ngược, nhằm tổng hợp liên tục theo hai chiều khác nhau trên mạch khuôn. Để có tính đặc hiệu cao, các đoạn mồi phải dài ít nhất khoảng 15 nucleotide.
Bước 3. Kéo dài: Các nucleotide tự do (nhân tạo) được lắp ráp để hình thành sợi DNA mới dựa trên mạch khuôn của DNA ban đầu nhờ enzyme DNA polymerase chịu nhiệt. DNA được đánh dấu sao là các phân tử DNA đích được thu nhận.

Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về kĩ thuật PCR?
a) Enzyme DNA polymerase được sử dụng trong PCR phải là loại enzyme chịu nhiệt vì tránh sự biến tính của phân tử DNA có trong enzyme này, làm mất hoạt tính của nó.
b) Sau 6 chu kì luân nhiệt, ta sẽ thu nhận được 52 đoạn DNA đích.
c) Các thành phần cần thiết để tham gia vào chu trình PCR gồm: DNA khuôn, DNA mồi và các nucleotide tự do.
d) Trong kĩ thuật này, đoạn mồi phải có trình tự bắt cặp với đoạn DNA đích của vi khuẩn, dài ít nhất 15 nucleotide, không tạo trình tự bắt cặp bổ sung giữa mồi xuôi và mồi ngược.
Năm 1985, Kary Banks Mullis đã công bố kĩ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction). Kĩ thuật này cho phép tổng hợp DNA dựa trên mạch khuôn là một trình tự đích DNA ban đầu, khuếch đại, nhân số lượng bản sao của khuôn thành hàng triệu bản sao nhờ hoạt động của enzyme polymerase và một cặp mồi (primer) đặc hiệu cho đoạn DNA. Mỗi chu kì gồm ba bước chính sau:
Bước 1. Biến tính: Nhiệt độ được tăng lên 95 °C để làm biến tính DNA sợi kép, tách thành hai sợi đơn.
Bước 2. Gắn mồi: Hạ nhiệt độ xuống 30 - 65 °C để các đoạn mồi sợi đơn của "DNA mồi" bắt cặp vào đoạn DNA mạch đơn. Có hai đoạn DNA mồi được tạo ra là mồi xuôi và mồi ngược, nhằm tổng hợp liên tục theo hai chiều khác nhau trên mạch khuôn. Để có tính đặc hiệu cao, các đoạn mồi phải dài ít nhất khoảng 15 nucleotide.
Bước 3. Kéo dài: Các nucleotide tự do (nhân tạo) được lắp ráp để hình thành sợi DNA mới dựa trên mạch khuôn của DNA ban đầu nhờ enzyme DNA polymerase chịu nhiệt. DNA được đánh dấu sao là các phân tử DNA đích được thu nhận.
Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về kĩ thuật PCR?
a) Enzyme DNA polymerase được sử dụng trong PCR phải là loại enzyme chịu nhiệt vì tránh sự biến tính của phân tử DNA có trong enzyme này, làm mất hoạt tính của nó.
b) Sau 6 chu kì luân nhiệt, ta sẽ thu nhận được 52 đoạn DNA đích.
c) Các thành phần cần thiết để tham gia vào chu trình PCR gồm: DNA khuôn, DNA mồi và các nucleotide tự do.
d) Trong kĩ thuật này, đoạn mồi phải có trình tự bắt cặp với đoạn DNA đích của vi khuẩn, dài ít nhất 15 nucleotide, không tạo trình tự bắt cặp bổ sung giữa mồi xuôi và mồi ngược.
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
Đáp án đúng là: a - S; b - Đ; c - S; d - Đ.
a) Sai. Enzyme DNA polymerase có bản chất là protein, không chứa phân tử DNA. Enzyme DNA polymerase được sử dụng trong PCR phải là loại enzyme chịu nhiệt vì tránh sự biến tính của protein.
b) Đúng. Sau 6 chu kì luân nhiệt, ta sẽ thu nhận được 2 × 23 + 4 × 22 + 6 × 21 + 8 × 20 = 52 đoạn DNA đích.
c) Sai. Các thành phần cần thiết để tham gia vào chu trình PCR gồm: DNA khuôn, DNA mồi và các nucleotide tự do và enzyme DNA polymerase chịu nhiệt.
d) Đúng. Trong kĩ thuật này, đoạn mồi phải có trình tự bắt cặp với đoạn DNA đích của vi khuẩn, dài ít nhất 15 nucleotide, không tạo trình tự bắt cặp bổ sung giữa mồi xuôi và mồi ngược.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 20 Bộ đề, Tổng ôn, Chinh phục lý thuyết môn Sinh học (có đáp án chi tiết) ( 70.000₫ )
- 20 đề thi tốt nghiệp môn Sinh học (có đáp án chi tiết) ( 35.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Lời giải:
a) "Tính phổ biến của mã di truyền" được biểu hiện là: Tất cả các sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
b) Các đặc điểm cần có của thể truyền trong kĩ thuật chuyển gene:
- Có trình tự khởi đầu sao chép (điểm Ori) để có thể tiến hành nhân đôi trong tế bào nhận.
- Có các trình tự nhận biết là vị trí enzyme cắt giới hạn (restrictase) nhận biết để cắt mở vòng DNA và gắn với gene cần chuyển, vị trí này thường nằm xa điểm Ori.
- Có trình tự khởi động (promoter) để tiến hành phiên mã gene cần chuyển.
- Đảm bảo được sự di truyền bền vững của DNA tái tổ hợp ở dạng độc lập hoặc khi gắn vào nhiễm sắc thể của tế bào nhận.
- Có các gene chỉ thị để nhận biết được tế bào nhận có chứa DNA tái tổ hợp. Thông thường, gene chỉ thị được sử dụng là các gene quy định khả năng kháng thuốc kháng sinh trên plasmid của vi khuẩn.
- Có nhiều bản sao để thu nhận với số lượng lớn và đảm bảo sự khuếch đại của gene được gắn vào.
c) Khi sử dụng enzyme cắt giới hạn trong kĩ thuật chuyển gene, cần lưu ý: Cần sử dụng một loại enzyme cắt giới hạn khi cắt cả loại DNA của thể truyền và gene cần chuyển.
d) Dòng vi khuẩn mang DNA tái tổ hợp cần sinh trưởng và phát triển bình thường.
e)
(1) Không phải → không có gene bị biến đổi hoặc có thêm gene mới.
(2) Không phải → không có gene bị biến đổi hoặc có thêm gene mới (đây là sinh sản vô tính).
(3) Là sinh vật chuyển gene → chuột có gene của thỏ.
(4) Không phải → không có gene bị biến đổi hoặc có thêm gene mới.
(5) Là sinh vật chuyển gene → cây trồng mang gene kháng sâu hại của cây cỏ hoang dại.
(6) Là sinh vật chuyển gene → bò có gene của người.
(7) Không phải → không có gene bị biến đổi hoặc có thêm gene mới.
Lời giải
Lời giải:
Bộ ba đối mã trên tRNA bổ sung với codon trên mRNA (A – U, G – C). Do đó:
- Bộ ba đối mã tương ứng với các codon: AUG → UAC, AUU → UAA, GCU → CGA, CGC → GCG, UGG → ACC.
- Bộ ba UGA, UAA là các codon kết thúc nên không có tRNA tương ứng.Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.