Câu hỏi:
04/05/2025 12Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120
Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may
Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm nay sẽ cán đích gần 44 tỷ USD
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2010-2023): Hiệp hội Dệt may Việt Nam (2024)
Với kết quả trên, Việt Nam có thể vươn lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu dệt may, chỉ xếp sau Ấn Độ.
Dẫn số liệu thống kê, ông Hoàng Mạnh Cầm, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Vinatex cho hay Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may tốt nhất trong các cường quốc xuất khẩu dệt may thế giới. Cụ thể, tính hết năm 2024, xuất khẩu dệt may có thể đạt từ 43,4 - 43,5 tỷ USD, tăng trưởng 2 con số. Đây cũng là kết quả nổi bật của ngành dệt may Việt Nam khi đặt trong bối cảnh xuất khẩu của nhiều quốc gia đang có dấu hiệu chững lại, thậm chí là sụt giảm. Đại diện Vinatex dẫn chứng, ngay sau Việt Nam là Ấn Độ, xuất khẩu dệt may cũng chỉ tăng trưởng từ 6,9 - 7%, mặc dù là nước có dòng sản phẩm và lợi thế địa lý rất gần Bangladesh nên sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất bởi xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ Bangladesh trong năm vừa qua. Còn đối với Trung Quốc, sau 11 tháng xuất khẩu dệt may thu về khoảng 273,4 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước, tuy vậy với mặt hàng may mặc, Trung Quốc mới xuất khẩu được 144 tỷ USD (giảm 2,8%), còn mặt hàng dệt sợi (là thế mạnh của Trung Quốc) xuất khẩu được 129 tỷ USD, tăng 3,7%. Cũng theo ông Cầm, "đối thủ" mạnh nhất của Việt Nam là Bangladesh (qua tổng hợp số liệu từ Ngân hàng Trung ương Bangladesh), sau 10 tháng xuất khẩu dệt may của nước này giảm 3,7% so với cùng kỳ và xuất khẩu mới thu về được 27,7 tỷ USD. Như vậy, mỗi tháng nước này xuất khẩu từ 2,8 - 3 tỷ USD, giảm mạnh so với mức đỉnh cao năm 2022 (mỗi tháng xuất khẩu trên 4 tỷ USD).
Dù vậy, đại diện Vinatex cũng nhấn mạnh, kết quả trên có thể chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian, bởi qua theo dõi tại Mỹ và EU, xuất khẩu của Bangladesh đang có phục hồi về thị phần trong tháng 9 và tháng 10, do vậy, khả năng Bangladesh sẽ sớm phục hồi xuất khẩu dệt may (nếu theo kịch bản bình thường sẽ phục hồi sau quý 2/2025) lúc đó sự cạnh tranh gay gắt sẽ quay lại.
Đến nay, các doanh nghiệp đã tận dụng thị trường và có đơn hàng đến hết quý I, thậm chí quý II/2025. Theo các doanh nghiệp, tín hiệu tăng trưởng tốt hơn khi kinh tế của các thị trường nhập khẩu chính như Mỹ và EU phục hồi, nhu cầu chi tiêu của người dân được cải thiện. Do đó, dự báo xuất khẩu nửa đầu năm tới sẽ tích cực. Toàn ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt khoảng 48 tỷ USD.
Việt Nam dự kiến đạt 44 tỷ USD xuất khẩu dệt may năm 2024, trong khi đối thủ như Bangladesh giảm 3,7% kim ngạch. Trong dài hạn, để giữ vững vị trí thứ hai thế giới, Chính phủ Việt Nam nên ưu tiên chính sách nào dưới đây?
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án B
Hướng dẫn giải
Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp quy trình sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn bền vững quốc tế. Tiêu chuẩn bền vững (như trách nhiệm xã hội, môi trường) là yếu tố quan trọng để Việt Nam cạnh tranh tại các thị trường lớn như Mỹ và EU. Đây là chiến lược dài hạn giúp ngành dệt may duy trì vị trí trong chuỗi giá trị cao hơn.
A. Tăng cường đầu tư vào các khu công nghiệp dệt may nhằm thu hút vốn FDI từ các nước phát triển.
Sai: Thu hút FDI là cần thiết để phát triển công nghiệp, nhưng không trực tiếp nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế trong bối cảnh yêu cầu về bền vững và chất lượng sản phẩm ngày càng cao.
C. Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại tại thị trường châu Phi và Nam Mỹ.
Sai: Xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, nhưng không giải quyết được cốt lõi về năng lực cạnh tranh trong dài hạn.
D. Miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu cho tất cả các doanh nghiệp dệt may trong nước.
Sai: Chính sách này giúp giảm chi phí tạm thời nhưng không giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, yếu tố dễ bị tác động bởi khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Little had my family known about my intention to study in German until I went there.
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 3)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 4)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 9)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận