Câu hỏi:

17/06/2025 16

Hằng ngày ông Minh đều đi xe buýt từ nhà đến cơ quan. Dưới đây là bảng thống kê thời gian ông Minh đi xe buýt từ nhà đến cơ quan.

Thời gian (phút)

\(\left[ {15;18} \right)\)

\(\left[ {18;21} \right)\)

\(\left[ {21;24} \right)\)

\(\left[ {24;27} \right)\)

\(\left[ {27;30} \right)\)

\(\left[ {30;33} \right)\)

Số lần

22

38

27

8

4

1

a) Tổng số lần ông Minh đã đi là 100.

b) Trong 100 lần ông Minh đã đi, hiệu số thời gian của hai lần bất kì không vượt quá 18 phút.

c) Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu là \({\Delta _Q} = 4,43\) (kết quả đã làm tròn đến hàng phần trăm).

d) Phương sai của mẫu số liệu đã cho bằng 10.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Ta có \(n = 22 + 38 + 27 + 8 + 4 + 1 = 100\).

b) Ta có \(R = 33 - 15 = 18\). Do đó hiệu số thời gian của hai lần bất kì không vượt quá 18 phút.

c) Giả sử \({x_1};{x_2};...;{x_{100}}\) thời gian ông Minh đi xe buýt từ nhà đến cơ quan trong 100 lần được sắp theo thứ tự không giảm.

Ta có tứ phân vị thứ nhất \({Q_1} = \frac{{{x_{25}} + {x_{26}}}}{2}\) mà \({x_{25}};{x_{26}} \in \left[ {18;21} \right)\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất là \(\left[ {18;21} \right)\). Khi đó \({Q_1} = 18 + \frac{{\frac{{100}}{4} - 22}}{{38}} \cdot 3 = \frac{{693}}{{38}}\).

Tứ phân vị thứ ba là \({Q_3} = \frac{{{x_{75}} + {x_{76}}}}{3}\) mà \({x_{75}};{x_{76}} \in \left[ {21;24} \right)\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ ba là \(\left[ {21;24} \right)\). Khi đó \({Q_3} = 21 + \frac{{\frac{{3 \cdot 100}}{4} - 60}}{{27}} \cdot 3 = \frac{{68}}{3}\).

Do đó \({\Delta _Q} = \frac{{68}}{3} - \frac{{693}}{{38}} = \frac{{505}}{{114}} \approx 4,43\).

d) Bảng thống kê có giá trị đại diện

Thời gian (phút)

\(\left[ {15;18} \right)\)

\(\left[ {18;21} \right)\)

\(\left[ {21;24} \right)\)

\(\left[ {24;27} \right)\)

\(\left[ {27;30} \right)\)

\(\left[ {30;33} \right)\)

Giá trị đại diện

16,5

19,5

22,5

25,5

28,5

31,5

Số lần

22

38

27

8

4

1

Ta có \(\overline x  = \frac{{22 \cdot 16,5 + 38 \cdot 19,5 + 27 \cdot 22,5 + 8 \cdot 25,5 + 4 \cdot 28,5 + 1 \cdot 31,5}}{{100}} = 20,61\).

Phương sai của mẫu số liệu ghép nhóm trên là:

\({s^2} = \frac{{22 \cdot 16,{5^2} + 38 \cdot 19,{5^2} + 27 \cdot 22,{5^2} + 8 \cdot 25,{5^2} + 4 \cdot 28,{5^2} + 1 \cdot 31,{5^2}}}{{100}} - 20,{61^2} = 10,7379\).

Đáp án:       a) Đúng,      b) Đúng,     c) Đúng,      d) Sai.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Dựa vào biểu đồ ta có bảng thống kê

Điểm

\(\left[ {4;5} \right)\)

\(\left[ {5;6} \right)\)

\(\left[ {6;7} \right)\)

\(\left[ {7;8} \right)\)

\(\left[ {8;9} \right)\)

\(\left[ {9;10} \right)\)

Số học sinh

25

50

102

202

112

10

Gọi \({x_1};{x_2};...;{x_{501}}\) là điểm của 501 học sinh được xếp theo thứ tự tăng dần.

Ta có \({Q_1} = \frac{{{x_{125}} + {x_{126}}}}{2}\) mà \({x_{125}};{x_{126}} \in \left[ {6;7} \right)\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất là \(\left[ {6;7} \right)\).

Khi đó \({Q_1} = 6 + \frac{{\frac{{501}}{4} - 75}}{{102}} \cdot 1 = \frac{{883}}{{136}}\).

Ta có \({Q_3} = \frac{{{x_{375}} + {x_{376}}}}{2}\) mà \({x_{375}};{x_{376}} \in \left[ {7;8} \right)\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ ba là \(\left[ {7;8} \right)\).

Khi đó \({Q_3} = 7 + \frac{{\frac{{3 \cdot 501}}{4} - 177}}{{202}} \cdot 1 = \frac{{6451}}{{808}}\). Vậy \({\Delta _Q} = \frac{{6451}}{{808}} - \frac{{883}}{{136}} = \frac{{3617}}{{13736}} \approx 1,49\).

Đáp án: \(1,49\).

Lời giải

Mẫu số liệu có giá trị đại diện

Nhóm

\(\left[ {1;5} \right)\)

\(\left[ {5;9} \right)\)

\(\left[ {9;13} \right)\)

\(\left[ {13;17} \right)\)

\(\left[ {17;21} \right)\)

Giá trị đại diện

3

7

11

15

19

Tần số

4

8

13

6

4

 

Có \(\overline x  = \frac{{4 \cdot 3 + 8 \cdot 7 + 13 \cdot 11 + 6 \cdot 15 + 4 \cdot 19}}{{35}} = \frac{{377}}{{35}} \approx 10,77\).

Phương sai của mẫu số liệu ghép nhóm là:

\({s^2} = \frac{{4 \cdot {3^2} + 8 \cdot {7^2} + 13 \cdot {{11}^2} + 6 \cdot {{15}^2} + 4 \cdot {{19}^2}}}{{35}} - {\left( {10,77} \right)^2} \approx 21,01\). Chọn A.

Câu 5

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Điểm thi của 35 học sinh trong kỳ thi Olympic cấp trường môn Toán lớp 10 (trên thang điểm 20) được thống kê bằng mẫu số liệu sau:

Điểm

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Số học sinh

4

6

4

5

4

3

4

2

2

1

a) Số học sinh đạt điểm 10 (trên thang điểm 20) trong kỳ thi này là đông nhất.

b) Độ lệch chuẩn điểm của các học sinh trong bảng số liệu trên là \(s \approx 2,53\).

c) Trung vị của mẫu số liệu trên là 11 điểm.

d) Trong số các học sinh ở trên, có bạn Đăng Khôi lớp 10A cũng tham gia thi và đạt 14 điểm, đồng thời Khôi cũng thuộc nhóm 25% học sinh có số điểm cao nhất kỳ thi Olympic này.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Số đặc trưng nào
không sử dụng thông tin giá trị của số liệu đầu tiên và giá trị của số liệu cuối cùng của mẫu số liệu không giảm?     

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP