Câu hỏi:

30/06/2025 35 Lưu

(1,0 điểm) Cho hai đoạn thẳng \(AC\) và \(BD\) cắt nhau tại trung điểm \(O\) của mỗi đoạn. Gọi \(M,N\) lần lượt là trung điểm của \(BC,CD\). Đoạn thẳng \(AM,AN\) cắt \(BD\) lần lượt tại \(I,K\). Chứng minh:

a) \(I\) là trọng tâm của \(\Delta ABC\) và \(K\) là trọng tâm của tam giác \(\Delta ADC\).

b) \(BI = IK = KD.\)

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Hướng dẫn giải

(1,0 điểm) Cho hai đoạn thẳng   A C   và   B D   cắt nhau tại trung điểm   O   của mỗi đoạn. Gọi   M , N   lần lượt là trung điểm của   B C , C D  . Đoạn thẳng   A M , A N   cắt   B D   lần lượt tại   I , K  . Chứng minh:  a)   I   là trọng tâm của   Δ A B C   và   K   là trọng tâm của tam giác   Δ A D C  .  b)   B I = I K = K D . (ảnh 1)

a) Xét \(\Delta ABC\), ta có: \(O\) là trung điểm của \(AC\), \(M\) là trung điểm của \(BC\).

Do đó, \(BO,AM\) là các đường trung tuyến của \(\Delta ABC\).

Mà \(BO\) cắt \(AM\) tại \(I\) nên \(I\) là trọng tâm của \(\Delta ABC\).

Xét \(\Delta ADC\), ta có: \(O\) là trung điểm của \(AC\), \(N\) là trung điểm của \(DC\).

Do đó, \(DO,AN\) là các đường trung tuyến của \(\Delta ADC\).

Mà \(DO\) cắt \(AN\) tại \(K\) nên \(K\) là trọng tâm của \(\Delta ADC\).

b) Xét \(\Delta ABC\) có \(I\) là trọng tâm nên \(IO = \frac{1}{3}BO\).

Xét \(\Delta ADC\) có \(K\) là trọng tâm nên \(KO = \frac{1}{3}DO\).

Mà \(O\) là trung điểm của \(BD\) nên \(BO = DO\).

Do đó, ta có: \(IO + KO = \frac{1}{3}BO + \frac{1}{3}DO = \frac{2}{3}BO\) hay \(IK = \frac{2}{3}BO\).

Do đó, \(BI = IK = KD = \frac{2}{3}BO = \frac{2}{3}DO.\)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: a) Đb) Sc) Sd) Đ

Gọi \(a,b,c\) lần lượt là số bếp hồng ngoại mà cửa hàng \(A\) bán được trong một tháng gồm bếp Sunhouse, bếp Hafele, bếp Nagakawa.

Điều kiện của \(a,b,c\) là \(a,b,c \in {\mathbb{N}^*}\) và \(a,b,c < 65.\)

Phương trình biểu diễn số bếp hồng ngoại mà cửa hàng \(A\) bán được trong một tháng là \(a + b + c = 65.\)

Vì số tiền cửa hàng \(A\) bán mỗi loại bếp là như nhau nên ta có tỉ lệ thức \(10x = 20y = 12z\) hay \(\frac{a}{{\frac{1}{{10}}}} = \frac{b}{{\frac{1}{{20}}}} = \frac{c}{{\frac{1}{{12}}}}\).

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau nên ta có:

\(\frac{a}{{\frac{1}{{10}}}} = \frac{b}{{\frac{1}{{20}}}} = \frac{c}{{\frac{1}{{12}}}} = \frac{{a + b + c}}{{\frac{1}{{10}} + \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{12}}}} = \frac{{65}}{{\frac{{13}}{{60}}}} = 300\).

Suy ra \(x = \frac{1}{{10}}.300 = 30;y = \frac{1}{{20}}.300 = 15;z = \frac{1}{{12}}.300 = 20\).

Do đó, cửa hàng \(A\) bán được số bếp hồng ngoại lần lượt là: \(30\) chiếc bếp Sunhouse, \(15\) chiếc bếp Hafele, \(20\) chiếc bếp Nagakawa.

Vậy số bếp Sunhouse bán đươc gấp hai lần số bếp Hafele.

Lời giải

Hướng dẫn giải

Gọi chiều dài của ba cuộn vải loại \(I,\) loại \(II,\) loại \(III\) lần lượt là \(a,b,c{\rm{ }}\left( {\rm{m}} \right)\) với \(\left( {0 < a,b,c < 168} \right)\).

Sau một ngày, cửa hàng bán được số vải của các cuộn là

Cuộn vải loại \(I\) bán được: \(a - \frac{2}{3}a = \frac{1}{3}a{\rm{ }}\left( {\rm{m}} \right)\).

Cuộn vải loại \(II\) bán được: \(b - \frac{1}{3}b = \frac{2}{3}b{\rm{ }}\left( {\rm{m}} \right)\).

Cuộn vải loại \(III\) bán được: \(c - \frac{3}{5}c = \frac{2}{5}c{\rm{ }}\left( {\rm{m}} \right)\).

Do giá tiền \(1{\rm{ m}}\) vải của các cuộn bằng nhau nên số mét vải bán được của các cuộn tỉ lệ với số tiền bán được, mà số tiền bán được của các cuộn tỉ lệ với \(2:3:2\). Do đó, số vải bán được của các cuộn tỉ lệ với \(2:3:2\).

Ta có: \(\frac{{\frac{1}{3}a}}{2} = \frac{{\frac{2}{3}b}}{3} = \frac{{\frac{2}{5}c}}{2}\) suy ra \(\frac{a}{6} = \frac{{2b}}{9} = \frac{{2c}}{{10}}\) suy ra \(\frac{a}{6} = \frac{b}{{4,5}} = \frac{c}{5}\).

Mà tổng chiều dài của ba cuộn vải là \(186{\rm{ m}}\) nên \(a + b + c = 186{\rm{ }}\left( {\rm{m}} \right){\rm{.}}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{a}{6} = \frac{b}{{4,5}} = \frac{c}{5} = \frac{{a + b + c}}{{6 + 4,5 + 5}} = \frac{{186}}{{15,5}} = 12\).

Suy ra \(\frac{a}{6} = 12\) nên \(a = 72{\rm{ m}}{\rm{.}}\)

\(\frac{b}{{4,5}} = 12\) nên \(b = 54{\rm{ m}}\).

\(\frac{c}{5} = 12\) nên \(c = 60{\rm{ m}}{\rm{.}}\)

Vậy chiều dài của ba cuộn vải loại \(I,\) loại \(II,\) loại \(III\) lần lượt là \(72{\rm{ m, 54 m, 60 m}}{\rm{.}}\)

Câu 3

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP