Câu hỏi:

30/06/2025 18

Nhà bạn Nam dùng mật khẩu để mở cửa nhà. Do đãng trí nên Nam đi học về và quên mật khẩu, chỉ nhớ mật khẩu là một số có ba chữ số và các chữ số này đều là số lẻ. Tính xác suất để Nam bấm 1 lần mở được cửa.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Do mật khẩu là số có ba chữ số và các chữ số này đều là lẻ nên các số đó được tạo thành từ bộ số \(\left\{ {1;3;5;7;9} \right\}\).

Ta có \(5\) cách chọn chữ số hàng trăm;

          \(5\) cách chọn chữ số hàng chục;

          \(5\) cách chọn chữ số hàng đơn vị.

Từ đó, số kết quả có thể xảy ra là: \(5.5.5 = 125\).

Mà Nam chỉ bấm 1 lần nên khả năng xảy ra của mỗi biến cố là như nhau.

Do đó, xác suất để Nam bấm 1 lần mở được cửa là: \(\frac{1}{{125}}\).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

1.1.  

a) \(\frac{5}{{ - 3}} = \frac{x}{9}\)

\( - 3x = 5.9\)

\( - 3x = 45\)

\(x = 45:\left( { - 3} \right)\)

\(x =  - 15\)

Vậy \(x =  - 15\).

b) \(\frac{{x - 3}}{7} = \frac{3}{{10}}\)

\(10\left( {x - 3} \right) = 3.7\)

\(10x - 30 = 21\)

\(10x = 51\)

\(x = \frac{{51}}{{10}}\)

Vậy \(x = \frac{{51}}{{10}}\).

1.2. Gọi số tiền lãi ba công ty \(A,B,C\) nhận được lần lượt là \[x,y,z\] (triệu đồng).

Do số tiền lãi nhận được chia theo tỉ lệ góp vốn mà số tiền góp vốn của ba công ty \(A,B,C\) lần lượt tỉ lệ với ba số \[7;9;8\] nên \(\frac{x}{7} = \frac{y}{9} = \frac{z}{8}\).

Tổng số tiền lãi ba công ty có là \[1,2\] tỉ đồng (1 200 triệu đồng) nên \(x + y + z = 1\,\,200\).

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\frac{x}{7} = \frac{y}{9} = \frac{z}{8} = \frac{{x + y + z}}{{7 + 9 + 8}} = \frac{{1200}}{{24}} = 50\)

Suy ra \[\left\{ \begin{array}{l}x = 7.50 = 350\\y = 9.50 = 450\\z = 8.50 = 400\end{array} \right.\]

Vậy số tiền lãi ba công ty \(A,B,C\) nhận được lần lượt là 350 triệu đồng, 450 triệu đồng, 400 triệu đồng.

Lời giải

a) Tập hợp gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là:

\(A = \left\{ {1;2;3;4;.....,;27;28} \right\}\).

Vậy có \(28\) phần tử

b) Kết quả thuận lợi của biến cố \(B\) là: \(5;10;15;20;25\).

Do đó, có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố này.

Xác suất của biến cố trên là \(\frac{5}{{28}}.\)

c) Kết quả thuận lợi cho biến cố \(C\) là: \(11;21\).

Do đó, có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố này.

Xác suất của biến cố \(C\) là \(\frac{2}{{28}} = \frac{1}{{14}}.\)