Câu hỏi:

12/07/2024 10,063

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Kẻ HE vuông góc với AB (E ∈ AB); kẻ HF vuông góc với AC (F ∈ AC).

a) Chứng minh: Tứ giác AEHF là hình chữ nhật.

b) Gọi P là điểm đối xứng của H qua AB. Tứ giác APEF là hình gì? Vì sao?

c) Đường thẳng đi qua C và song song với BP, cắt tia PA tại Q. Chứng minh: Q đối xứng với H qua F.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Hướng dẫn giải

a) Tứ giác AEHF có:

\(\widehat A = 90^\circ \) (tam giác ABC vuông tại A)

HE ⊥ AB ⇒ \(\widehat {AEH} = 90^\circ \)

HF ⊥ AC ⇒ \(\widehat {AFH} = 90^\circ \)

⇒ Tứ giác AEHF là hình chữ nhật (tứ giác có 3 góc vuông)

b) Hình chữ nhật AEHF có:

EH // AF và EH = AF

Lại có: PE = EH (vì P là điểm đối xứng của H qua AB)

⇒ PE = AF (= EH)

Tứ giác APEF có:

EP // AF và PE = AF

⇒ Tứ giác APEF là hình bình hành. (Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau)

c) Vì P đối xứng với H qua AB nên AB là đường trung trực của PH

⇒ AP = AH và BP = BH

Xét ΔAPB và ΔAHB có:

BP = PH

AP =AH

AB chung

⇒ ΔAPB = ΔAHB (c.c.c)

\( \Rightarrow \widehat {{A_1}} = \widehat {{A_2}}\) và \(\widehat {APB} = \widehat {AHB}\) (hai góc tương ứng)

Mà có \(\widehat {AHB} = 90^\circ \) nên \(\widehat {APH} = 90^\circ \)

Hay AP ⊥ PB

Ta có AP ⊥ PB và PB // CQ

⇒ AP ⊥ CQ hay AQ ⊥ CQ \( \Rightarrow \widehat {AQC} = 90^\circ \).

Ta có: \[\left\{ \begin{array}{l}\widehat {{A_4}} + \widehat {{A_1}} = 180^\circ - \widehat {BAC} = 90^\circ \\\widehat {{A_3}} + \widehat {{A_4}} = \widehat {BAC} = 90^\circ \end{array} \right.\] và \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{A_2}}\) (cmt)

\( \Rightarrow \widehat {{A_3}} = \widehat {{A_4}}\)

Xét ΔAHC và ΔAQC có:

\(\widehat {{A_3}} = \widehat {{A_4}}\) (cmt)

AC chung

\(\widehat {AHC} = \widehat {AQC} = 90^\circ \)

⇒ ΔAHC = ΔAQC (cạnh huyền góc nhọn)

⇒ AH = AQ (hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAHF và ΔAQF có:

\(\widehat {{A_3}} = \widehat {{A_4}}\) (cmt)

AF chung

AH = AQ (cmt)

⇒ ΔAHF = ΔAQF (c.g.c)

\( \Rightarrow \widehat {AFH} = \widehat {AFQ}\) (hai góc tương ứng)

Mà \(\widehat {AFH} = 90^\circ \) nên \(\widehat {AFQ} = 90^\circ \).

Ta có: \(\widehat {HFQ} = \widehat {AFH} + \widehat {AFQ} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \)

Hay H, F, Q thẳng hàng (1)

Vì ΔAHF = ΔAQF (cmt) nên HF = QF (2)

Từ (1) và (2) suy ra Q đối xứng với H qua F.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tìm x, biết:

a) x(5 – 6x) + (2x – 1)(3x + 4) = 6;

b) x2(x – 2021) – x + 2021 = 0;

c) 2x2– 3x – 5 = 0.

Xem đáp án » 12/07/2024 2,435

Câu 2:

Chứng minh rằng nếu n + 1 và 2n + 1 (n ∈ N) đều là số chính phương thì n chia hết cho 24.

Xem đáp án » 11/07/2024 1,855

Câu 3:

Cho hai đa thức A = 8x3+ 2x2– 8x – 5 và đa thức B = 4x + 1.

a) Thực hiện phép chia đa thức A cho đa thức B. Xác định đa thức thương M và phần dư N.

b) Tìm tất cả các số nguyên x để giá trị của đa thức A chia hết cho giá trị của đa thức B (trên ℤ).

Xem đáp án » 12/07/2024 824

Câu 4:

Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) A = 4x3– 8x2+ 4x;

b) B = y2+ x2– 16 – 2xy;

c) C = x3– 8 – 3(2 – x).

Xem đáp án » 11/07/2024 455

Bình luận


Bình luận