Câu hỏi:

13/07/2024 4,315

B. Bài tập

Xét vị trí tương đối giữa các cặp đường thẳng sau:

a) ∆1: \(3\sqrt 2 x + \sqrt 2 y - \sqrt 3 = 0\) và ∆2: 6x + 2y\( - \sqrt 6 \) = 0.

b) d1: x \( - \sqrt 3 y\) + 2 = 0 và d2: \(\sqrt 3 \)x – 3y + 2 = 0.

c) m1: x – 2y + 1 = 0 và m2: 3x + y – 2 = 0.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Hướng dẫn giải

a) Đường thẳng ∆1: \(3\sqrt 2 x + \sqrt 2 y - \sqrt 3 = 0\)có vectơ pháp tuyến là \({\overrightarrow n _1} = \left( {3\sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right)\).

Đường thẳng ∆2: 6x + 2y\( - \sqrt 6 \) = 0 có vectơ pháp tuyến là \({\overrightarrow n _2} = \left( {6;\,\,2} \right)\).

Ta có: \({\overrightarrow n _1} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}{\overrightarrow n _2}\) nên hai vectơ \({\overrightarrow n _1}\) và \({\overrightarrow n _2}\) cùng phương, do đó hai đường thẳng ∆1 và ∆2 song song hoặc trùng nhau.

Mặt khác, điểm A\(\left( {0;\frac{{\sqrt 6 }}{2}} \right)\) vừa thuộc ∆1 vừa thuộc ∆2.

Vậy hai đường thẳng ∆1 và ∆2 trùng nhau.

b) Vectơ pháp tuyến của đường thẳng d1: x \( - \sqrt 3 y\) + 2 = 0 là \(\overrightarrow {{n_1}} = \left( {1; - \sqrt 3 } \right)\)và của d2: \(\sqrt 3 \)x – 3y + 2 = 0 là \(\overrightarrow {{n_2}} = \left( {\sqrt 3 ; - 3} \right)\).

Ta có: \(\overrightarrow {{n_2}} = \sqrt 3 \overrightarrow {{n_1}} \) nên hai vectơ \(\overrightarrow {{n_1}} \) và \(\overrightarrow {{n_2}} \) cùng phương, do đó hai đường thẳng d1 và d2 song song hoặc trùng nhau.

Mặt khác, điểm B(– 2; 0) thuộc d1 nhưng không thuộc d2.

Vậy hai đường thẳng d1 và d2 song song với nhau.

c) Xét hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2y + 1 = 0\\3x + y - 2 = 0\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3x - 6y + 3 = 0\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\3x + y - 2 = 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\).

Lấy (2) trừ vế theo vế cho (1) ta được: 7y – 5 = 0 \( \Leftrightarrow y = \frac{5}{7}\).

Thay vào (1) ta được: \(3x - 6.\frac{5}{7} + 3 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{3}{7}\).

Do đó hệ trên có nghiệm duy nhất \(\left( {\frac{3}{7};\frac{5}{7}} \right)\).

Vậy hai đường thẳng m1 và m2 cắt nhau tại điểm có tọa độ \(\left( {\frac{3}{7};\frac{5}{7}} \right)\).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong mặt phẳng tọa độ, cho tam giác ABC có A(1; 0), B(3; 2) và C(– 2; – 1).

a) Tính độ dài đường cao kẻ từ đỉnh A của tam giác ABC.

b) Tính diện tích tam giác ABC.

Xem đáp án » 12/07/2024 29,932

Câu 2:

Trong mặt phẳng tọa độ, một tín hiệu âm thanh phát đi từ một vị trí và được ba thiết bị ghi tín hiệu đặt tại ba vị trí O(0; 0), A(1; 0), B(1; 3) nhận được cùng một thời điểm. Hãy xác định vị trí phát tín hiệu âm thanh.

Xem đáp án » 12/07/2024 19,522

Câu 3:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A(0; – 2) và đường thẳng ∆: x + y – 4 = 0.

a) Tính khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng ∆.

b) Viết phương trình đường thẳng a đi qua điểm M(– 1; 0) và song song với ∆.

c) Viết phương trình đường thẳng b đi qua điểm N(0; 3) và vuông góc với ∆.

Xem đáp án » 13/07/2024 18,761

Câu 4:

Nhân dịp nghỉ hè, Nam về quê ở với ông bà nội. Nhà ông bà nội có một ao cá có dạng hình chữ nhật ABCD với chiều dài AD = 15 m, chiều rộng AB = 12 m. Phần tam giác DEF là nơi ông bà nuôi vịt, AE = 5 m, CF = 6 m (H.7.11).

a) Chọn hệ trục tọa độ Oxy, có điểm O trùng với điểm B, các tia Ox, Oy tương ứng trùng với các tia BC, BA. Chọn 1 đơn vị độ dài trên mặt phẳng tọa độ tương ứng với 1 m trong thực tế. Hãy xác định tọa độ của các điểm A, B, C, D, E, F và viết phương trình đường thẳng EF.

b) Nam đứng ở vị trí B câu cá và có thể quăng lưỡi câu xa 10,7 m. Hỏi lưỡi câu có thể rơi vào nơi nuôi vịt hay không ?

Media VietJack

Xem đáp án » 13/07/2024 15,003

Câu 5:

Tính góc giữa hai đường thẳng \({\Delta _1}:\left\{ \begin{array}{l}x = 2 + t\\y = 1 - 2t\end{array} \right.\) và \({\Delta _2}:\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + t'\\y = 5 + 3t'\end{array} \right.\).

Xem đáp án » 13/07/2024 8,373

Câu 6:

Trong mặt phẳng tọa độ, cho hai đường thẳng

1: x – 2y + 3 = 0,

2: 3x – y – 1 = 0.

a) Điểm M(1; 2) có thuộc cả hai đường thẳng nói trên hay không?

b) Giải hệ \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2y + 3 = 0\\3x - y - 1 = 0\end{array} \right.\).

c) Chỉ ra mối quan hệ giữa tọa độ giao điểm của ∆1 và ∆2 với nghiệm của hệ phương trình trên.

Xem đáp án » 13/07/2024 4,886

Câu 7:

Tính góc giữa hai đường thẳng

1: x + 3y + 2 = 0 và ∆2: y = 3x + 1.

Xem đáp án » 13/07/2024 4,756

Bình luận


Bình luận