36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
🔥 Đề thi HOT:
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
40 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế có đáp án (Phần 2)
25 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 4: An sinh xã hội có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 5: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 19, 20
Phát triển vì con người là mô hình được Đảng và Nhà nước lựa chọn trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Theo đó, yêu cầu đặt ra là tăng trưởng và phát triển kinh tế hiệu quả phải gắn với việc phát triển con người. Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế tuy đã có tác động tích cực đến phát triển con người, nhưng hiệu ứng tác động tích cực đang có xu hướng giảm dần. Do đó, định hướng và những giải pháp cần thiết để hướng thành quả tăng trưởng kinh tế vào phát triển con người một cách hiệu quả nhất là cần thiết hiện nay để nhằm mục tiêu hướng đến các giá trị phát triển con người.
(Theo: Tạp chí Cộng sản, “Tác động của phát triển kinh tế đến phát triển con người ở Việt Nam:
Vấn đề và giải pháp”, ngày 29/8/2019)
Đoạn văn 2
Đọc đoạn thông tin sau, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người là hai mặt của quá trình phát triển nền kinh tế. Trong đó, tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua tiêu chí tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người), là điều kiện cần để thực hiện phát triển con người, bao gồm cơ hội phát triển và năng lực phát triển của con người. Phát triển con người được phản ánh qua Chỉ số phát triển con người (HDI) là một trong những mục tiêu cuối cùng của phát triển. Con người càng phát triển, sẽ có tác động ngược trở lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.
(Theo: Tạp chí Cộng sản, “Tác động của phát triển kinh tế đến phát triển con người ở Việt Nam:
Vấn đề và giải pháp”, ngày 29/8/2019)
Đoạn văn 3
Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2022 đã chuyển dịch theo đúng quy luật của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể: Tỉ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP có xu hướng giảm xuống, từ mức 38,06 % năm 1986 giảm xuống còn 24,53 % năm 2000 và còn 11,88 % vào năm 2022 (bình quân giảm 0,73 %/năm); Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng mạnh nhất, từ mức 28,88 % năm 1986 lên mức 36,73 % năm 2000 và đạt mức 38,26 % vào năm 2022 (bình quân tăng 0,26 %/năm); Tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ cũng có xu hướng tăng lên, từ mức 33,06 % năm 1986 lên mức 38,74 % năm 2000 và đạt mức 41,33 % vào năm 2022 (bình quân tăng 0,23 %/năm). Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường duy nhất để Việt Nam hiện thực hoá mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại trong thời gian tới.
(Theo: Tạp chí Tài chính, “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, ngày 19/11/2023)
Câu 25:
a. Trong những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ.
a. Trong những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ.
Đoạn văn 4
Tăng trưởng kinh tế là khái niệm để chỉ sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định và thường được đo bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI). Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Nó là tiền đề vật chất để giải quyết hàng loạt vấn đề, đặc biệt là những vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân, đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho những người lao động. Tốc độ tăng trưởng nhanh có thể làm cho một quốc gia nghèo đuổi kịp và vượt qua quốc gia giàu có. Trong điều kiện toàn cẩu hoả, các nước đang phát triển thưởng lựa chọn tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu hàng đầu.
(Theo: Tạp chí Tuyên giáo, “Tăng trưởng kinh tế và phân phối công bằng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, ngày 12/10/2018)
Câu 30:
b. Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững luôn là một trong những mục tiêu kinh tế đối với Việt Nam.
b. Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững luôn là một trong những mục tiêu kinh tế đối với Việt Nam.
Đoạn văn 5
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lí.
(Theo: Tạp chí Công thương, “Lí luận tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
nền kinh tế ở Việt Nam”, ngày 20/9/2020)
507 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%