52 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) có đáp án

1132 lượt thi 52 câu hỏi 45 phút

Text 1:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 51)

Text 2:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Mỹ đã huy động tới 6 triệu lượt binh sĩ (riêng lính Mỹ chiếm khoảng 3 triệu), chiếm 68% bộ binh, 60% lính thuỷ đánh bộ, 32% không quân chiến thuật, 50% không quân chiến lược, 40% hải quân chỉ để phục vụ cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Riêng năm 1968, mỗi ngày chi phí cho chiến tranh ở Việt Nam lên đến khoảng 100 triệu USD. Chi phí cho chiến tranh ở Việt Nam gấp 2,5 lần tiền Mỹ viện trợ cho tất cả các nước kém phát triển trong 25 năm, ngốn 70% tiền chuẩn chi cho quốc phòng Mỹ từ năm 1967 đến năm 1972.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 51).

Text 3:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc ở Việt Nam, trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã mở ra kỷ nguyên mới của Việt Nam: kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cảnh diều, trang 50).

Text 4:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Cuối năm 1974, đầu năm 1975, quân dân miền Nam mở đợt hoạt động quân sự ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi quan trọng ở Đường 14 Phước Long (6-1-1975).

Chiến thắng Đường 14 - Phước Long thể hiện sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân Giải phóng, đồng thời cho thấy sự suy yếu, bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại của Mỹ là rất hạn chế. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976, đồng thời chỉ rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 49).

Text 5:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Nhiều đồng chí Việt Nam đã hy sinh trên chiến trường Sầm Nưa, cánh đồng Chum,.. Nhiều cán bộ Việt Nam đã sang Lào hoạt động từ khi cách mạng mới bắt đầu cho đến khi tóc bạc, coi nhân dân Lào như nhân dân mình, coi sự nghiệp cách mạng Lào như sự nghiệp cách mạng Việt Nam.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 47).

Text 6:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Vào 2 giờ 45 phút sáng ngày 30/1/1968, một đơn vị đặc công Việt Cộng đã dùng mìn nổ sập một mảng lớn tường bao quanh đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn và tấn công vào sân sau toà đại sứ. Trong sáu giờ tiếp theo, một trong những biểu tượng quan trọng nhất về sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam đã trở thành sân khấu của một trong những màn trình diễn kịch tính nhất trong cuộc chiến tranh.... Trận đánh vào đại sứ quán Mỹ chỉ là một phần nhỏ của cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, một cuộc tấn công đồng loạt có hiệp đồng của Quân Giải phóng vào các khu vực đô thị quan trọng của miền Nam Việt Nam.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 45).

Text 7:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 52).

Text 8:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Miền Bắc: Nhân dân miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện cải cách ruộng đất, khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực, giai cấp địa chủ phong kiến bị xoá bỏ, giai cấp nông dân được giải phóng và trở thành người làm chủ ở nông thôn.

Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh được toàn dân hưởng ứng tích cực và triển khai trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Thực hiện nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội đã làm cho cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc có sự thay đổi, tạo tiền đề để miền Bắc phát triển trong giai đoạn tiếp theo cũng như thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với miền Nam.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 46).

Text 9:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Miền Nam: Quân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ - chính quyền Ngô Đình Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng khởi.

Tháng 1/1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 của Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: ngoài con đường sử dụng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác. Nghị quyết đã thổi bùng lên phong trào Đồng khởi (1959 – 1960).

Phong trào Đồng khởi bắt đầu từ các cuộc nổi dậy của nhân dân Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận) tháng 2 - 1959; Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8 - 1959, rồi lan khắp miền Nam, tiêu biểu là cuộc Đồng khởi ở Bến Tre tháng 1 - 1960.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 46).

Text 10:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Đội quân tóc dài” (bao gồm những người phụ nữ vừa làm ruộng vừa chiến đấu) ra đời từ phong trào Đồng khởi ở Bến Tre, do đồng chí Nguyễn Thị Định lãnh đạo đã được nhân rộng khắp miền Nam, trở thành một hiện tượng độc đáo của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, làm rạng rỡ thêm truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 45).

Text 11:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Ngay sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ thay chân Pháp, dựng lên chính quyền tay sai đứng đầu là Ngô Đình Diệm (chính quyền Sài Gòn) ở miền Nam Việt Nam. Âm mưu của Mỹ là chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và phong trào giải phóng đang dâng cao ở khu vực này, dân tộc Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 45).

Text 12:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Cuối chiều 02 - 11 - 1965, No-man Mo-ri-xơn bế bé Ê-mi-li mới mười tám tháng tuổi đến sát Lầu Năm góc, trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ, bên dòng sông Pô-tô-mác. Mo-ri-xơn để cháu Ê-mi-li ra xa rồi tưới xăng, châm lửa tự thiêu, ánh lửa bùng lên như một thông điệp của người dân Mỹ đòi chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 54).

Text 13:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 55).

Text 14:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ sáng tạo, tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là nhờ truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường, đoàn kết một lòng của nhân dân trên cả hai miền Nam - Bắc.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi là do có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc kháng chiến ở cả hai miền; quân đội nhân dân Việt Nam trưởng thành và phát huy nghệ thuật quân sự của cha ông trong kháng chiến cứu nước.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 54).

Text 15:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Ở miền Nam, Mỹ giữ lại hàng vạn cố vấn quân sự và tiếp tục viện trợ cho Chính quyền Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ, liên tiếp mở các cuộc hành quân “bình định - lần chiếm” vùng giải phóng của ta. Thực chất là tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, phá hoại Hiệp định Pa-ri. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng Lao động Việt Nam, từ cuối năm 1973, quân dân miền Nam kiên quyết đấu tranh chống bình định lấn chiếm, bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng. Cuối năm 1974, đầu năm 1975, quân dân miền Nam mở chiến dịch Đường 14 - Phước Long. Chiến thắng Phước Long (1 - 1975) cho thấy sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân Giải phóng, sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn, khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự của Mỹ là rất hạn chế.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 52).

Text 16:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Tuyến đường Trường Sơn không chỉ trên đất Việt Nam, mà còn đi trên đất Lào và Cam-pu-chia, được nhân dân hai nước hết lòng giúp đỡ mọi mặt cho bộ đội Việt Nam. Tuyến đường vươn tới đâu, bộ đội Việt Nam cùng với quân dân Lào, nhân dân Cam-pu-chia phối hợp chiến đấu chống kẻ thù chung, xây đắp tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam Lào Cam-pu-chia.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 51).

Text 17:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Cuối năm 1972, Mỹ tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, trong 12 ngày đêm (từ ngày 18 đến ngày 29 - 12 - 1972) nhằm giành một thắng lợi quân sự quyết định buộc ta ký một hiệp định có lợi cho Mỹ. Quân và dân miền Bắc đã đánh trả không quân Mỹ những đòn đích đáng, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không bằng B52 của Mỹ; thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”. Trận “Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi quyết định của ta, buộc Mỹ phải ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và ký Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 51).

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Từ 1954 đến 1956, miền Bắc thực hiện cải cách ruộng đất với mục tiêu nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 2:

Trong giai đoạn từ 1954 đến 1959, mục tiêu đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Nam là

Xem đáp án

Câu 3:

Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam (1959) đã quyết định

Xem đáp án

Câu 4:

Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam (1959) ra đời trong hoàn cảnh

Xem đáp án

Câu 5:

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 6:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc là

Xem đáp án

Câu 7:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là

Xem đáp án

Câu 8:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò

Xem đáp án

Câu 9:

Từ năm 1961 - 1965, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 10:

Âm mưu cơ bản của Mỹ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là

Xem đáp án

Câu 12:

Một trong những thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965 - 1968) là

Xem đáp án

Câu 13:

Chiến thuật nào sau đây được Mỹ sử dụng trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965 - 1968)?

Xem đáp án

Câu 14:

Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh đặc biệt (1961-1965) của quân dân miền Nam, ba mũi giáp công là

Xem đáp án

Câu 15:

Sau thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 - 1968), Mỹ đã làm gì để tiếp tục thực hiện âm mưu biến miền Nam thành căn cứ quân sự, thuộc địa kiểu mới?

Xem đáp án

Câu 16:

Sau năm 1954, nguyên nhân nào sau đây khiến cho cách mạng miền Nam tổn thất nặng nề?

Xem đáp án

Câu 17:

Thực chất của các “ấp chiến lược” mà Mỹ và tay sai lập ra ở miền Nam là 

Xem đáp án

Câu 18:

Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã đánh bại chiến thuật “trực thăng vận, thiết xa vận” của Mỹ và tay sai?

Xem đáp án

Câu 19:

Thắng lợi nào sau đây chứng tỏ khả năng đánh bại chiến tranh cục bộ (1965- 1968) của quân và dân miền Nam?

Xem đáp án

Câu 20:

Sau thất bại trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam, Mỹ phải “Mỹ hóa trở lại” chiến tranh có nghĩa là

Xem đáp án

Câu 21:

Thắng lợi nào của quân và dân Việt Nam đã buộc Mỹ phải đến đàm phán tại hội nghị Pa-ris?

Xem đáp án

Câu 22:

Một trong những âm mưu của Mỹ khi sử dụng B52 đánh phá Hà Nội và các thành phố lớn ở Việt Nam từ 18-12-1972 đến 29-12-1972 là

Xem đáp án

Câu 24:

Mỹ giữ lại hai vạn cố vấn ở miền Nam, tăng cường viện trợ cho chính quyền Sài Gòn, thực chất của các hành động này là

Xem đáp án

Câu 25:

Thủ đoạn mới được Mỹ sử dụng trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973) là

Xem đáp án

Câu 26:

Một trong những âm mưu của Mỹ khi tiến hành chiến tranh phá miền Bắc lần thứ nhất từ 1965-1968 là

Xem đáp án

Câu 27:

Một trong những âm mưu của Mỹ khi tiến hành chiến tranh phá miền Bắc lần thứ hai (1972) là

Xem đáp án

Câu 28:

Một trong những nguyên nhân thúc đẩy quân dân miền Nam phải tập trung lực lượng binh khí kỹ thuật để giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975 là

Xem đáp án

Câu 29:

Một trong những điểm tương đồng của chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và “Điện Biên Phủ trên không” (1972) về tác động đến mặt trận ngoại giao là

Xem đáp án

Câu 30:

Một trong những điểm giống nhau của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973) và chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968) mà Mỹ đã thực hiện ở miền Nam là

Xem đáp án

Câu 31:

Một trong những điểm tương đồng về mục đích của Mỹ khi tiến hành hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc từ 1965 - 1968 và 1972 là

Xem đáp án

Câu 32:

Một trong những điểm giống nhau của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là

Xem đáp án

Câu 33:

Bài học kinh nghiệm nào sau đây được rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) vẫn còn nguyên giá trị đối với hôm nay

Xem đáp án

Câu 34:

Bài học kinh nghiệm nào sau đây được rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) vẫn còn nguyên giá trị đối với hôm nay

Xem đáp án

4.6

226 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%