90 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 10 có đáp án
🔥 Đề thi HOT:
47 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 7 có đáp án
52 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 6 có đáp án
52 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 8 có đáp án
102 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 9 có đáp án
90 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 10 có đáp án
45 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 1 có đáp án
49 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 4 có đáp án
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 24:
Một trong những yếu tố quyết định đến kết quả của công cuộc Đổi mới đất nước là sự đổi mới về nay là
Đoạn văn 1
“Năm 1989, sau nhiều năm thiếu lương thực trầm trọng, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo. Đến năm 2021, với tổng kim ngạch xuất khẩu gạo đạt gần 3,3 tỉ USD, hạt gạo Việt Nam đã có mặt ở hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, giữ vững vị trí của Việt Nam là một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Thành tựu và bước đột phá này gắn liền với tiến trình phát triển của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 60)
Đoạn văn 2
“Trong giai đoạn 1986 - 1995, những nhiệm vụ chủ yếu được tập trung theo ba chương trình kinh tế lớn, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hệ thống giá, chống lạm phát, phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 60)
Đoạn văn 3
“Nhìn chung, sóng gió tài chính châu Á có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của Việt Nam, nhưng không gây tác hại đáng kể tới tính ổn định của thị trường tài chính,... Những nhân tố gây ra bất ổn nằm chính ngay trong nền kinh tế. Hiệu quả thấp và sử dụng sai mục đích các nguồn lực tài chính hữu hạn mới là những vấn đề Việt Nam cần tập trung giải quyết.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 62)
Đoạn văn 4
“Đổi mới ở Việt Nam là quá trình thử nghiệm trong quá trình đó cái mới và cái cũ xen kẽ nhau, cái cũ không mất đi ngay mà lùi dần, có lúc, có nơi còn chiếm ưu thế hơn so với cái mới, nhưng xu hướng chung là cái mới dần được khẳng định và đưa tới thành công”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 63)
Đoạn văn 5
“Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (2021) xác định mục tiêu tổng quát đến giữa thế kỷ XXI đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn là: đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 63)
Câu 49:
c. Trong đổi mới kinh tế, Việt Nam ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp phụ trợ.
c. Trong đổi mới kinh tế, Việt Nam ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp phụ trợ.
Đoạn văn 6
“Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay tiếp tục được đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, việc đổi mới hệ thống chính trị, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát triển văn hóa, xã hội được chú trọng đẩy nhanh hơn. Cùng với đó, quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng cũng được thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 64).
Đoạn văn 7
“....phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trong đó các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất có quy mô và trình độ kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm nền kinh tế phát triển ổn định. Để thực hiện sự sắp xếp đó, trước hết phải bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 64).
Đoạn văn 8
“Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính - viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý, thông tin thị trường,... Sớm phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế (internet) trong nền kinh tế và đời sống xã hội. Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng: giao thông, điện lực, thông tin, thủy lợi, cấp nước, thoát nước,... Phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng. Hiện đại hóa dần các thành phố lớn, thúc đẩy quá trình đổ thị hóa nông thôn.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 66).
Đoạn văn 9
“Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới, sớm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực để tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức. Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, chú trọng đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 67).
Câu 64:
b. Từ năm 2011 đến năm 2020, Việt Nam cơ cấu lại nền kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng.
Đoạn văn 10
“Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phân tích những sai lầm, khuyết điểm trong đường lối xây dựng đất nước và đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nội dung của công cuộc Đổi mới được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) và được bổ sung, phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991). Trải qua hai kế hoạch 5 năm (1986 - 1990 và 1991 - 1995), công cuộc Đổi mới được triển khai trên lĩnh vực trọng tâm là đổi mới trên lĩnh vực kinh tế.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 64).
Đoạn văn 11
“Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 62)
Đoạn văn 12
“Kiên quyết xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Phát triển kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng và tổ chức thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn gồm: Lương thực - Thực phẩm, Hàng tiêu dùng và Hàng xuất khẩu. - Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, ổn định và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế - xã hội, phấn đấu bắt đầu có tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế, từng bước đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 62).
Đoạn văn 13
“Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, văn hóa xã hội, chú trọng nhân tố con người. Xác định khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đổi mới chính trị phải được tiến hành tích cực và vững chắc, tiến hành đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị theo hướng vừa phát huy quyền làm chủ của người dân, vừa phát huy quyền lực của cơ quan Nhà nước.
- Chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tham gia phân công lao động quốc tế; thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 62).
Đoạn văn 14
“Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 63).
Đoạn văn 15
Tư liệu 1: “Đổi mới ở Việt Nam là quá trình thử nghiệm, trong quá trình đó cái mới và cái cũ xen kẽ nhau, cái cũ không mất đi ngay mà lùi dần, có lúc, có nơi còn chiếm ưu thế hơn so với cái mới, nhưng xu hướng chung là cái mới dần được khẳng định và đưa tới thành công”.
Tư liệu 2: “Chúng ta không thể né tránh, kiêng kỵ cơ chế thị trường, vì đó là sự vận động của quy luật khách quan ngoài ý muốn của ta. Trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chúng ta đã bác bỏ cơ chế thị trường, làm trái quy luật khách quan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng kéo dài, rốt cuộc vẫn phải bị động chạy theo tính tự phát của thị trường tự do. Đó là sai lầm cần phải khắc phục”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 61, 64)
803 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%