90 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay có đáp án
🔥 Đề thi HOT:
52 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 6: Cách mạng tháng 8 năm 1945 có đáp án
45 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 1: Liên hợp quốc có đáp án
46 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 5: Cộng đồng Asean từ ý tưởng đến hiện thực có đáp án
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 16:
Một trong những nguyên tắc hàng đầu đặt ra cho công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là:
Một trong những nguyên tắc hàng đầu đặt ra cho công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là:
Câu 18:
Một trong những kết quả mà đổi mới về chính trị, an ninh - quốc phòng đem lại cho Việt Nam là
Một trong những kết quả mà đổi mới về chính trị, an ninh - quốc phòng đem lại cho Việt Nam là
Câu 19:
Đường dây 500kV được xây dựng và đóng điện thành công (1994) có nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?
Đường dây 500kV được xây dựng và đóng điện thành công (1994) có nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?
Câu 20:
Một trong những tác động tích cực mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem đến cho Việt Nam là
Một trong những tác động tích cực mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem đến cho Việt Nam là
Câu 23:
Một trong những nội dung là hạn chế của công cuộc đổi mới kinh tế đất nước từ năm 1986 đến nay là
Một trong những nội dung là hạn chế của công cuộc đổi mới kinh tế đất nước từ năm 1986 đến nay là
Câu 24:
Một trong những nội dung là hạn chế của công cuộc đổi mới văn hóa đất nước từ năm 1986 đến nay là
Một trong những nội dung là hạn chế của công cuộc đổi mới văn hóa đất nước từ năm 1986 đến nay là
Đoạn văn 1
“Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân ta xây dựng là một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do Nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 66).
Đoạn văn 2
“Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 67).
Đoạn văn 3
“Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân của Việt Nam tính đến năm 2022 là 73%, cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới, trong đó người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí; tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 62 tuổi (năm 1990) lên 73,7 tuổi (năm 2020); thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sau 35 năm đổi mới tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD/người/năm (năm 2020).”
(SGK Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 69).
Đoạn văn 4
“Năm 2020, tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 của Việt Nam đạt 99 % (đứng thứ hai trong ASEAN); tỉ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08 % (đứng ở tốp đầu trong ASEAN). Năm 2019, lần đầu tiên Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học được vào tốp 1000 trường đại học tốt nhất thế giới. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam năm 2019 xếp vị trí 42/129 quốc gia/nền kinh tế, đứng đầu trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và đứng thứ ba trong ASEAN.”
(SGK Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 70).
Đoạn văn 5
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Điều 2, Hiến pháp năm 2013). “Đảng lãnh đạo Nhà nước, nhưng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật” (Điều 4, Hiến pháp năm 2013).”
(SGK Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 69).
Đoạn văn 6
“Ý nghĩa biểu trưng và khẩu hiệu của cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
Màu xanh dương - màu nền chính là màu đặc trưng cho công vụ. Bàn tay được kết nối với nhau bên trong một vòng tròn khép kín là hình tượng hóa câu khẩu hiệu “CHUNG TAY CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH” - thể hiện sự quyết tâm, đồng lòng, sự cam kết hoàn thành trách nhiệm của tất cả các bộ, ngành, địa phương, của người dân và doanh nghiệp tham gia vào tiến trình cải cách thủ tục hành chính. Sự sắp đặt các bàn tay tạo nên hình ngôi sao vàng - biểu tượng quốc gia của Việt Nam thể hiện niềm tự hào dân tộc. Màu đỏ chính giữa là màu đặc trưng của công quyền.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 70).
Đoạn văn 7
“Đến năm 2022, cả nước có 6009/8225 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 937 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 110 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Có 255 huyện hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới, 18 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 5 tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 73).
Đoạn văn 8
“Tính đến năm 2020, cả nước có 28 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO ghi danh, 301 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 191 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia; 3.489 di tích quốc gia; 122 di tích quốc gia đặc biệt; 168 bảo tàng, thường xuyên lưu giữ và trưng bày khoảng 3 triệu tài liệu, hiện vật”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 73).
Đoạn văn 9
“Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến năm 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ ngày, theo PPP năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 3,8% năm 2020... Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 76).
Đoạn văn 10
“- Hội nhập quốc tế được thực hiện thiết thực và hiệu quả song phương cũng như đa phương, cả trong khu vực và phạm vi toàn cầu. Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu.
- Ngoại giao song phương tạo tiền đề để Việt Nam phát huy vai trò trên diễn đàn đa phương, qua đó, tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 190/200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó, thiết lập được 30 đối tác chiến lược (năm 2022).
- Việt Nam tham gia nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực, là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 74).
Đoạn văn 11
Tư liệu 1: “Công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước (từ năm 1986 đến nay), đã đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.
Tư liệu 2: “Công trình đường dây 500 kV Bắc - Nam (mạch 1) được khởi công thiết kế và xây dựng chỉ trong hai năm (1992 - 1993) từ khi khởi công đến khi đóng điện thành công. Công trình có tổng chiều dài 1487 km, đánh dấu hệ thống điện Việt Nam có trục xương sống 500 kV chạy suốt từ Bắc vào Nam lần đầu tiên trong lịch sử.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 65, 67).
Đoạn văn 12
“Đến năm 2015, Việt Nam đã hoàn tất việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hợp quốc như: xóa đói, giảm nghèo, đạt phổ cập giáo dục tiểu học, thúc đẩy bình đẳng giới và đạt nhiều tiến bộ trong chỉ tiêu về y tế.
Công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công, đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 68).
Đoạn văn 13
“Tính đến năm 2022, Việt Nam đã có quan hệ quốc phòng với hơn 100 quốc gia, cử 33 Cơ quan Tùy viên Quốc phòng thường trú tại các nước và Liên hợp quốc. Mặt khác, 52 quốc gia đã đặt Cơ quan Tùy viên Quốc phòng, Tùy viên Quân sự tại Việt Nam.
Trên bình diện đa phương, Việt Nam chủ động tham gia và đề xuất sáng kiến tại các diễn đàn hợp tác quốc phòng đa phương trong khu vực và trên thế giới. Trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình và hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, Việt Nam cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 70).
Đoạn văn 14
“Từ thực tiễn của công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay), có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất: Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu xuyên suốt và chủ đạo trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Mục tiêu này gắn liền với mọi thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc và mãi là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hiện nay.
Thứ hai: Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Luôn tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát và coi trọng tổng kết thực tiễn; tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Thứ ba: Đổi mới phải vì lợi ích của Nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Nhân dân. Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”; tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiến trì thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 71-72).
Đoạn văn 15
“Ngày 01/4/1989, chế độ tem phiếu hoàn toàn được bãi bỏ ở Việt Nam. Đây là mốc kết thúc việc phát hành tem phiếu dùng để mua các mặt hàng thiết yếu của đời sống do Nhà nước phân phối. Tem phiếu đã trở thành một ký ức khó quên về thời kỳ bao cấp đối với nhiều thế hệ người dân Việt Nam.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 65).
170 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%