Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
56956 lượt thi 15 câu hỏi
Câu 1:
Càng lên cao thì áp suất khí quyển:
A.Càng tăng.
B.Càng giảm.
C.Không thay đổi.
D.Có thể tăng và cũng có thể giảm
Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào trong nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
Câu 2:
Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ ?
Câu 3:
Lúc đầu để một ống Tô-ri-xen-li thẳng đứng và sau đó để nghiêng (h.9.1). Ta thấy chiều dài của cột thủy ngân thay đổi còn chiều cao không thay đổi. Hãy giải thích.
Câu 4:
Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3.
Câu 5:
Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Tính trọng lượng của không khí trong phòng.
Câu 6:
Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ đồ áo giáp?
Câu 7:
Trong thí nghiệm Tô – ri – xe – li nếu không dùng thủy ngân có trọng lượng riêng 136 000 N/m3 mà dùng rượu có trọng lượng riêng 8 000N/m3 thì chiều cao của cột rượu sẽ là:
A. 1292 m
B. 12,92 m
C. 1,292m
D. 129,2 m
Câu 8:
Trường hợp nào sau đây không phải do áp suất khí quyển gây ra?
A. Uống sữa tươi trong hộp bằng ống hút.
B. Thủy ngân dâng lên trong ống Tô – ri –xe – li
C. Khi được bơm, lốp xe căng lên.
D. Khi bị xì hơi, bóng bay bé lại.
Câu 9:
Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm?
A. Chỉ vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm.
B. Chỉ vì mật độ khí quyển càng giảm.
C. Chỉ vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm.
D. Vì cả ba lí do kể trên.
Câu 10:
Trên mặt một hồ nước, áp suất khí quyển bằng 75,8 cmHg. Tính áp suất khí quyển trên ra đơn vị Pa. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136.103 N/m3.
Câu 11:
Trên mặt một hồ nước, áp suất khí quyển bằng 75,8 cmHg. Tính áp suất do nước và khí quyển gây ra ở độ sâu 5 m. Lấy trọng lượng riêng của nước là 10.103 N/m3. Áp suất này bằng bao nhiêu cmHg?
Câu 12:
Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy: ở chân núi áp kế chỉ 75 cmHg; ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu coi trọng lượng riêng của không khí không thay đổi và có độ lớn là 12,5 N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?
Câu 13:
Một bình cầu được nối với một ống chữ U có chứa thủy ngân (H.9.2). Áp suất không khí trong bình cầu lớn hơn hay nhỏ hơn áp suất khí quyển?
Câu 14:
Một bình cầu được nối với một ống chữ U có chứa thủy ngân (H.9.2). Nếu độ chênh lệch giữa hai mực thủy ngân trong ống chữ U là 4 cm thì độ chênh lệch giữa áp suất không khí trong bình cầu và áp suất khí quyển là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136 000N/m3
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com