Giải SBT Ngữ văn 12 KNTT Bài 7: Sự thật trong tác phẩm kí có đáp án

50 lượt thi 29 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 16:

Bài tập 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Từ năm 1967 trở đi, Mỹ tăng cường ném bom dữ dội nhằm ngăn việc vận chuyển hàng cho mặt trận. Từ Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An trở ra, những chiếc xe vận tải mình đầy thương tích được gom lại dưới những rặng cây, những con đường lớn của Hà Nội. Ngay trước Bảo tàng Cách mạng, dọc theo đường Cổ Tân, tôi đã chuyện trò với những anh lái xe đang bận rộn sửa chữa những chiếc xe méo mó, mất kính, mất cửa, hỏng máy, nằm chỏng trợ như những bầy voi sắt đang oằn mình dưới vô vàn thương tích. Gần công viên Thống Nhất cũng lại là những bầy voi trận bằng sắt bị đánh gục. Trở về đường Khâm Thiên, lại hàng chục chiếc xe nữa đang được tháo ra từng mảnh. Thủ đô đã trở thành một công binh xưởng khổng lồ.

Tôi chạy lên gặp Ban Giám đốc, Ban Truyền hình (thời đó mới chỉ có Ban Truyền hình): “Cấp cho tôi vài trăm mét phim 16 li để ghi lại hình ảnh độc nhất vô nhị này của chúng ta. Sau này khi kiến thiết lại, đây sẽ là những tư liệu vô giá”. Câu trả lời là một cái lắc đầu: “Chúng ta còn nghèo lắm. Phim để dành cho những trận chiến đấu còn không đủ”. Đành thôi và tiếc đến tận bây giờ.

Hầu như đêm nào cũng có còi báo động. Khách nước ngoài là những đoàn làm phim thường trú, những đoàn mới đến, những nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh, tất cả đều tập trung tại khách sạn Thống Nhất. Tôi được phân công trực chiến tại khách sạn này.

Một đêm, Mỹ thả bom nhà máy điện Yên Phụ. Tính theo đường chim bay, có lẽ chỉ cách khách sạn Thống Nhất chừng vài cây số. Các anh chị em phục vụ khách sạn trở thành những chiến sĩ tự vệ, vai đeo súng, tay dắt những khách lớn tuổi xuống một hầm trú ẩn nằm phía sau khách sạn. Tôi xách theo một túi cấp cứu, nhảy vào.

Hơi bom rung chuyển căn hầm. Vài tiếng hét, tiếng khóc hoảng loạn. Ngồi sát bên tôi là một ca sĩ Mỹ, chị Gioan Bai-ớt (Joan Baez). Cùng một nghệ sĩ đàn ghi ta, chị sang Việt Nam, đã đến các trại tù binh Mỹ và đã hát cho họ nghe. Tôi cầm lấy tay chị, bàn tay lạnh ngắt, run rẩy. Tôi ghé tai chị: “Chúng tôi có câu: Bom rơi xuống chưa chắc đã trúng, trúng chưa chắc đã chết, nên chỉ có cách là phải bình tĩnh thôi. Hay là chị hát lên. Tôi tin chắc chắn rằng tiếng hát sẽ làm cho chị bớt căng thẳng”. Nghệ sĩ chơi ghi ta trong đoàn của Gioan Bai-ớt nhẹ nhàng bấm lên vài nốt nhạc, Gioan Bai-ớt lúc đầu hát khe khẽ rồi dần dần tiếng hát chị vút lên dưới hầm trú ẩn. Tiếng khóc trong hầm ngừng bặt, có tiếng người vỗ tay theo. Tay của Gioan Bai-ớt ấm dần.

Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, khi chia tay, chúng tôi đã trở thành bạn của nhau. điện ngầm, thấy một áp phích to: “Nữ danh ca Gioan Bai-ớt sẽ biểu diễn tại nhà hát Năm 1991, tức là mười chín năm sau, lúc này tôi đang ở Pa-ri (Paris). Xuống tàu Chăm I-li-giê (Champs Elysées)” Tôi vui quá, đến địa chỉ khách sạn của Gioan Bai-ớt và để lại mấy chữ: “Tôi là Phượng, đã gặp Gioan trong một đêm bom đạn tại khách sạn Me-trô-pôn (Metropole) Hà Nội năm 1972. Rất mong được gặp”.

Không hi vọng gì lắm nhưng cũng viết cầu may.

Chiều hôm đó, một bức thư đặc biệt đã đến khách sạn tôi ở: “Vô cùng vui mừng đón bạn tối mai tại nhà hát” kèm theo là hai giấy mời.

Tối hôm sau, tôi mời một bạn Pháp cùng đi. Nhà hát không còn một chỗ trống, Khoảng tám giờ màn mở, Gioan Bai-ớt trong một chiếc áo dài màu xám dát bạc, duyên dáng ra chào khán giả. Chị nói bằng tiếng Pháp: “Đêm nay là một đêm đặc biệt đối với tôi. Tôi quen một người bạn đã từng có những giờ phút sống trong đạn bom với nhau. Tôi vô cùng xúc động và muốn giới thiệu người bạn ấy với các bạn. Đặc biệt người ấy đã giúp tôi hiểu thêm giá trị sâu sắc về sức mạnh của những bài ca. Mong bác sĩ Phượng đứng lên”.

Tôi mới từ Việt Nam qua, bộ quần áo “diện nhất” từ Hà Nội mang theo chỉ là một bộ quần dài, áo vét đen sọc trắng và chiếc sơ mi trắng cổ bẻ. Tôi đứng lên. Cả nhà hát vang lên tiếng vỗ tay. Gioan Bai-ớt nói thêm: “Cho phép tôi hát tặng bạn Phượng một bài”. Tôi không biết bài hát tên là gì nhưng là một bài hát phản chiến, bạn tôi nói thế. Sau buổi biểu diễn Gioan Bai-ớt chạy đến tìm tôi. Hai chúng tôi ôm nhau giữa Pa-ri. Tấm ảnh ấy vẫn còn, vẫn là một kỉ niệm quá đẹp.

(Xuân Phượng, Sống dưới bom, in trong Gánh gánh... gồng gồng...

NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2022, tr. 279 – 281)

Hoàn cảnh lịch sử nào được phản ánh trong đoạn trích?


Câu 21:

Bài tập 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

[...] Những người phụ nữ Mông đang làm cán bộ xã, huyện mà tôi gặp ở Đồng Văn đều có một quá khứ “trốn nhà”...

Chị Ly Thị Kía, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Sà Phìn kể: “Bố không cho đi học. Thế là trốn”. Đường học hành của chị Kía gấp khúc, đứt đoạn y như con đường núi ngày mưa. Học lớp Một, Hai ở thôn. Lên lớp Ba, thôn không có lớp, phải ngừng học thời gian dài. May mà xã mở lớp xoá mù. Được ba tháng, rồi lại đứt đoạn, một năm sau mới có lớp xoá mù mới. Ông bố cương quyết không cho học, vẫn cái lí như dao chém đá: “Học, nếu có nên người thì cũng là người của nhà khác, không phải người của nhà mình”.

Chị lại trốn nhà đến lớp. Học hết lớp Năm, chị được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã. Lúc đó, chị Kía đã mười tám tuổi. Chị quyết tâm theo lớp bổ túc trên huyện, rồi cơm đùm cơm gói về thị xã Hà Giang học đại học tại chức. Miệt mài bốn năm, tháng Tư vừa rồi, chị có tấm bằng đại học.

So với chị Ly Thị Kía, đường học của chị Vàng Thị Cầu, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Đồng Văn còn dài gấp ba. Trông chị trẻ hơn nhiều so với tuổi bốn mươi, da trắng mịn, dong dỏng cao, đi nhanh, nói cũng nhanh, chị Cầu tự nhận mình là “gái bướng, không cam phận con rùa xó cửa!”

Là con cả trong gia đình tám chị em, mười sáu tuổi vẫn mù chữ, cô giáo Phương, dạy cắm bản ngày nào cũng thấy cô bé gầy nhom, hai tay dắt hai đứa em nhếch nhác, lưng địu đứa bé tí, đứng bên cửa sổ, ngóng vào, học lỏm. Nhiều bận, đứa em trên lưng khóc ré lên, cả lớp nhìn ra, xấu hổ quá, mới rời cửa sổ. Em nín khóc, lại mon men đến ngóng chữ.

Vàng Thị Cầu nhớ là lúc ấy chỉ muốn biết chữ để đọc được những chữ ở các tấm áp phích giăng trên đường kia. Biết chữ để đi chợ biết đường mà tính toán, không bị người ta lừa. Biết chữ sẽ tự mình đọc được truyện mình thích, không phải nhờ người khác kể cho nghe. Hễ nhìn thấy bọn trẻ trong xóm cắp sách đi qua là nài nỉ chúng dạy cho vài chữ, trả công bằng bắp ngô nướng. “Thèm chữ quá. Xin bố, bố dằn giọng bảo đi học thì cho ra khỏi nhà đi luôn”. Thủ thỉ xin mẹ, mẹ nhỏ nhẹ: “Con có những bảy đứa em, đi học, ai trông em cho mẹ đi làm?”

Thương cảm, cô Phương nhận vào lớp xoá mù buổi tối, học với mấy bác lãnh đạo xã. “Được vài bữa, các bác lớn tuổi nghỉ cả loạt, trơ ra một mình, thế là lớp tan”. Nhưng nỗi khát khao con chữ trong chị thì vẫn bỏng cháy. Đã có mấy nhà đến hỏi về làm vợ cho con trai. Lần nào có người đến dạm hỏi là chị trốn biệt, thích đi học đến độ nằm mơ cũng thấy mình đọc chữ.

Cuối năm 1990, chị liều nhờ người làm hồ sơ giúp, nộp vào trường bổ túc. Nhân ngày bố đi chợ Yên Minh, chị trốn nhà lên trung tâm huyện Đồng Văn học bổ túc. Mười tám tuổi, Vàng Thị Cầu mới học hết lớp Năm và lập gia đình.

[...] Những người như chị Kía, chị Cầu may có được người chồng hiểu biết, thấu cảm được ước mơ của đàn bà Mông vốn quá nhiều tầng khổ. Chị Vàng Thị Cầu tự hào về người chồng biết yêu thương, tạo điều kiện cho vợ vươn lên, vui với thành công của vợ. Ly Thị Kía dù than phiền cái sự lười việc nhà của ông chồng Phó Chủ tịch xã nhưng ngay sau đấy lại xuýt xoa, “mình còn may chán, có ông chồng tốt, không cấm cản vợ đi học, không kêu ca phàn nàn chuyện vợ làm công tác xã hội”. Kía nở nụ cười mãn nguyện: “Có thêm cái chữ, cuộc sống của mình không còn quẩn quanh bên bốn cái chân giường! Mình đi ra bên ngoài, cái đầu nghĩ được xa hơn”.

 (Minh Huệ, Không muốn làm con rùa trong xó cửa,

báo điện tử VOV, ngày 15/11/2014)

Đoạn trích nhắc đến hiện tượng gì? Hiện tượng đó diễn ra ở đâu?


4.6

10 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%