Đăng nhập
Đăng ký
9055 lượt thi 50 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ cho quân đánh vào Thăng Long, số phận của chúa Trịnh như thế nào?
A. Bỏ trốn sang Thái Lan để cầu cứu quân Xiêm
B. Bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn
C. Chính quyền chúa Trịnh đứng trước nguy cơ bị sụp đổ
D. Chúa Trịnh phải chạy sang Trung Quốc cầu cứu quân Mãn Thanh
Câu 2:
Cho các sự kiện:
1. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh bại quân xâm lược Xiêm.
2. Quân Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong bị sụp đổ.
3. Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 3, 2, 1
B. 3, 1, 2
C. 2, 1, 3
D. 2, 3, 1
Câu 3:
Với chiến thắng nào quân Tây Sơn đã giải phóng hoàn toàn đất nước ta?
A. Rạch Gầm - Xoài Mút
B. Ngọc Hồi, Hà Hồi, Đống Đa
C. Đánh vào Thăng Long
D. Giải phóng hoàn toàn mạn Bắc
Câu 4:
Công lao to lớn của nghĩa quân Tây Sơn đối với sự thống nhất đất nước là
A. đánh tan quân xâm lược ở mạn Nam
B. đánh tan quân xâm lược ở mạn Bắc
C. đánh tan quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh
D. tiêu diệt họ Nguyễn ở Đàng Trong và họ Trịnh ở Đàng Ngoài
Câu 5:
Công lao to lớn của quân Tây Sơn trong việc giành độc lập dân tộc Việt Nam thế kỉ XVIII là
Câu 6:
Một trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn là
A. nhờ có sự chỉ huy tài tình của Nguyễn Nhạc
B. nhờ đội quân Tây Sơn đông đảo và được trang bị vũ khí chiến đấu đầy đủ
C. nhờ có sự chỉ huy phối hợp giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ
D. nhờ có sự chỉ huy tài tình của Quang Trung
Câu 7:
Từ một thủ lĩnh nông dân kiệt xuất, Quang Trung trở thành
A. người lãnh đạo dân tộc
B. vị anh hùng dân tộc vĩ đại
C. lãnh đạo phong trào nông dân Tây Sơn
D. một người chỉ huy tài ba
Câu 8:
Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh khi
A. quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh
B. quân Tây Sơn đã tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong
C. quân Tây Sơn chiến thắng trong trận Ngọc Hồi, Hà Hồỉ, Đống Đa
D. Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh viện trợ
Câu 9:
Khi Quang Trung tiến quân ra Bắc đã dựa vào thế lực nào để lật nhào chúa Trịnh chuyên quyền?
A. Dựa vào nhà Lê
B. Dựa vào chúa Nguyễn
C. Dựa vào nhân dân Đàng Ngoài
D. Dựa vào quân sĩ
Câu 10:
Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Ai là người lãnh đạo phong trào Tây Sơn?
A. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc
B. Tây Sơn trung đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ
C. Tây Sơn thượng đạo. Lãnh đạo là ba anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
D. Phủ Quy Nhơn. Lãnh đạo là Nguyễn Huệ
Câu 11:
Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã ghi được những chiến công vang dội nào?
A. Liên tục mở các cuộc tấn công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn
B. Liên tục mở các cuôc tấn công vào Đàng Trong, đánh chiếm Phú Yên
C. Liên tục mở các cuộc tấn công Đàng Trong và Đàng Ngoài
D. Mang quân đánh chiếm toàn bộ phủ Quy Nhơn, chuẩn bị tấn công ra Đàng Ngoài
Câu 12:
Khi quân Tây Sơn giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn, ai là người còn sống sót đã chạy sang cầu cứu quân Xiêm?
A. Nguyễn Kim
B. Nguyễn Hoàng
C. Lê Chiêu Thống
D. Nguyễn Ánh
Câu 13:
Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân xâm lược Xiêm vào năm 1785?
A. Chiến thắng ở phủ Quy Nhơn
B. Chiến thẳng ở thành Gia Định
C. Chiến thắng ở Rạch Gầm - Xoài Mút
D. Tất cả các chiến thắng trên
Câu 14:
Sự kiện nào được coi là mốc lịch sử mở đầu đánh dấu sự nghiệp thống nhất đất nước của quân Tây Sơn?
A. Chiến thằng Rạch Gầm - Xoài Mút
B. Quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài phá bỏ ranh giới sông Gianh, luỹ Thày
C. Quân Tây Sơn đánh bại vua Lê - chúa Trịnh
D. Quân Tây Sơn tiến đánh Bắc Hà, tiêu diệt chúa Trịnh
Câu 15:
Khi Nguyễn Huệ quyết định tiến quân thẳng ra Đàng Ngoài, ông đã nêu khẩu hiệu
A. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng''
B. “Quyết tâm tiêu diệt vua Lê, chúa Trịnh''
C. “Phù Lê diệt Trịnh''
D. “Phù Trịnh diệt Lê''
Câu 16:
Sau khi làm chủ được vùng đất từ Quảng Nam trở ra, nhiệm vụ còn lại của nghĩa quân Tây Sơn là
A. tiến quân ra Bắc hội với quân vua Lê để đánh chúa Trịnh
B. tiến quân ra Bắc để đánh đổ chính quyền vua Lê - chúa Trịnh, thực hiện thống nhất đất nước
C. tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh
D. tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh, thành lập Vương triều Tây Sơn
Câu 17:
Chiến thắng nào đã ghi dấu ấn sâu sắc nhất về sự đánh bại quân Mãn Thanh xâm lược?
A. Chiến thắng Hà Hồi
B. Chiến thắng Ngọc Hồi
C. Chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa
D. Chiến thắng Thăng Long
Câu 18:
Khi quân Xiêm chuẩn bị tiến đánh thành Mỹ Tho và Gia Định, Nguyễn Huệ quyết định chọn khúc sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm
A. căn cứ của nghĩa quân
B. trận địa quyết chiến với giặc
C. nơi tập kích nghĩa quân
D. hệ thống phòng ngự đánh địch
Câu 19:
Cách đánh của nghĩa quân Tây Sơn mà người chỉ huy tài tình là Nguyễn Hệ ở trận Rạch Gầm - Xoài Mút có điểm nào giống với cách đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938?
A. Dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục rồi đánh trả quyết liệt
B. Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều
C. Đánh nhanh, thắng nhanh
D. Đánh bất ngờ, làm cho địch không kịp trở tay để dễ tiêu diệt
Câu 20:
Kết quả của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút mà nghĩa quân Tây Sơn đã giành được là
A. đánh đuổi 4 vạn quân Xiêm về nước
B. đánh tan quân Xiêm và làm cho gần 4 vạn quân Xiêm chết tại trận
C. làm thất bại âm mưu xâm lược của quân Xiêm
D. tạo thêm mối hận thù giữa quân Xiêm và Nguyễn Ánh
Câu 21:
Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một chiến thắng rực rỡ của quân Tây Sơn, trừng trị đích đáng âm mưu và hành động
A. âm mưu và hành động bán nước của Nguyễn Ánh
B. âm mưu và hành động cướp nước của quân Xiêm
C. âm mưu cưóp nước của quân Xiêm và hành động bán nước của Nguyễn Ánh
D. âm mưu cướp nước của quân Xiêm và hành động bán nước của họ Nguyễn
Câu 22:
Trước khi tiến quân ra Bắc để đánh tan họ Trịnh và tiêu diệt quân Thanh, Quang Trung đã ra biểu dụ:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để răng đen”
Nghĩa là gì?
A. Đánh để giữ phong tục tập quán lâu đời của nhân dân ta
B. Đánh để bảo vệ truyền thống của dân tộc ta
C. Đánh để bảo vệ nền văn hoá dân tộc ta
D. Đánh để chứng tỏ sức mạnh của dân tộc ta
Câu 23:
Vì sao dưới thời nhà Nguyễn không tiếp cận được với nền công nghiệp cơ khí, dẫn đến tình trạng lạc hậu và bị cô lập?
A. không quan tân đến phát triền các ngành khoa học tự nhiên
B. thực hiện chính sách ngoại giao đóng cửa với phương Tây và các nước tiên tiến
C. không quan hệ với bên ngoài
D. thực hiện chính sách ngoại giao “khép kín cửa”
Câu 24:
Một trong các đặc điểm của phong trào nông dân Tây Sơn là
A. vừa chống nội phản, vừa chống ngoại xâm
B. vừa giải phóng dân tộc, vừa thống nhất đất nước
C. cuộc chiến tranh nông dân
D. cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra trên quy mô cả nước
Câu 25:
Phong trào nông dân Tây Sơn ở Việt Nam mang tính chất
A. cuộc khởi nghĩa nông dân
B. cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và nội phản
C. cuộc đấu tranh thống nhất đất nước
D. cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
Câu 26:
Cuộc kháng chiến diễn ra nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng. Đó là đặc điểm của
A. trận đánh quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút
B. cuộc tiến quân thần tốc của Quang Trung ra Bắc
C. cuộc kháng chiến chống quân Thanh
D. việc đánh bại chúa Nguyễn ở Đàng Trong
Câu 27:
Từ khi bùng nổ đến khi kết thúc, phong trào nông dân Tây Sơn trải qua bao nhiêu năm?
A. 10 năm
B. 15 năm
C. 16 năm
D. 17 năm
Câu 28:
Thế kỉ XVI - XVIII, tôn giáo được truyền bá ngày càng rộng rãi, trở thành một tôn giáo lan truyền trong cả nước là
A. Phật giáo
B. Nho giáo
C. Đạo giáo
D. Thiên Chúa giáo
Câu 29:
Thế kỉ XVI - XVIII, tín ngưỡng truyền thống phát huy làm cho tín ngưỡng ở nước ta ngày càng phong phú, đó là
A. thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt
B. thờ các vị thần linh
C. tổ chức cúng bái linh đình
D. tố chức các ngày lễ, hội dân gian phong phú, đa dạng
Câu 30:
Thế kỉ XVI - XVIII, bộ sử thi bằng chữ Nôm có giá trị đặc biệt, đó là
A. Ô Châu cận lục
B. Đại Việt thông sử
C. Thiên Nam ngữ lục
D. Đại Việt sử kí tiền biên
Câu 31:
Từ thế kỉ XVI - XVII, cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học đã mất dần vị thế vốn có của nó trong thời Lê sơ. Đó là văn học
A. chữ Nôm
B. chữ Hán
C. chữ Quốc ngữ
D. dân gian
Câu 32:
Ở thời kì nào của nước ta đạo Phật bị hạn chế, thậm chí bị cấm đoán?
A. Thời Lê sơ
B. Thời nhà Lý
C. Thời nhà Trần
D. Thời nhà Nguyễn
Câu 33:
Thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt, đó là ý nghĩa của
A. những thành tựu về khoa học - kĩ thuật trong các thế kỉ XVI - XVII
B. văn học chữ Nôm phát triển mạnh vào các thế kỉ XVI - XVII
C. văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI - XVII
D. chữ Quốc ngữ bắt đầu hình thành vào thế kỉ XVII
Câu 34:
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Tháp Bút (Bắc Ninh) thế kỉ XVI - XVII là kết quả của
A. nghệ thuật dân gian
B. nghệ thuật tạc tượng
C. kiến trúc, điêu khắc
D. tín ngưỡng, tôn giáo
Câu 35:
Vì sao ở các thế kỉ XVI - XVIII, Nho giáo không còn giữ vị trí độc tôn trong xã hội Việt Nam?
A. Nhà nước trung ương tập quyền Lê sơ bị sụp đổ
B. Sự phát triển của kinh tế hàng hoá
C. Sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo
D. Câu A và B đúng
Câu 36:
Tôn giáo nào trước đây ở Việt Nam bị nhà nước Lê sơ hạn chế, thậm chí cấm đoán, đến thế kỉ XVI - XVIII có điều kiện phục hồi và phát triển?
A. Phật giáo, Đạo giáo
B. Thiên Chúa giáo
C. Ấn Độ giáo, Hồi giáo
D. Phật giáo, Thiên Chúa giáo
Câu 37:
Đến thế kỉ nào, Thiên Chúa giáo truyền bá mạnh mẽ vào nước ta?
A. Đến khoảng thế kỉ XV
B. Đến khoảng thế kỉ XVI
C. Đến khoảng thế kỉ XVII
D. Đến khoảng thế kỉ XVIII
Câu 38:
Loại hình văn học được định hình và phát triển ở nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII là
A. văn học chữ Hán
B. văn học chữ Nôm
C. văn học dân gian
D. tất cả các loại hình văn học trên
Câu 39:
Vương triều Nguyễn ở Việt Nam tồn tại trong khoảng thời gian nào? Có bao nhiêu đời vua?
A. Từ 1801 đến 1945. Có 13 đời vua
B. Từ 1802 đến 1858. Có 12 đời vua
C. Từ 1802 đến 1885. Có 13 đời vua
D. Từ 1802 đến 1945. Có 13 đời vua
Câu 40:
Ai là người nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam?
A. Nguyễn Thị Duệ
B. Đoàn Thị Điểm
C. Lý Chiêu Hoàng
D. Bùi Thị Xuân
Câu 41:
Nét nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVIII là sự nở rộ của các tác phẩm văn thơ viết bằng chữ
A. viết bằng chữ Nôm
B. viết bằng chữ Hán
C. viết bằng chữ Quốc ngữ
D. viết bằng các chữ trên
Câu 42:
Tác phẩm điêu khắc bằng gỗ tiêu biểu nhất của nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là
A. Tượng Phật chùa Tây Phương (Hà Tây)
B. Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Bắc Ninh)
C. Tượng Phật ở chùa Quỳnh Lâm (Hà Nội)
D. Chùa Một Cột (Hà Nội)
Câu 43:
Từ thế kỉ XVI - XVIII, ở nước ta có những tôn giáo như Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo. Trong các tôn giáo đó, tôn giáo nào có điều kiện khôi phục vị trí của mình?
A. Nho giáo
B. Phật giáo và Đạo giáo
Câu 44:
Ở các thế kỉ XVII - XVIII, nền kinh tế nước ta chậm phát triển vì một trong các lí do
A. không ứng dụng được thành tựu khoa học kĩ thuật
B. quan tâm đến sản xuất công nghiệp
C. không mở rộng thị trường ra bên ngoài
D. chính sách bế quan toả cảng
Câu 45:
Ở các thế kỉ XVII - XVIII, không có điều kiện tiếp nhận thành tựu khoa học kĩ thuật phương Tây để phát triển kinh tế là hệ quả của
A. sự phát triển kinh tế còn phiến diện
B. không mở rộng kinh tế đối ngoại
C. không chú ý đến các môn khoa học tự nhiên
D. không phát triển kinh tế công nghiệp
Câu 46:
Hiện nay, nước ta cần rút bài học kinh nghiệm gì về những thành tựu khoa học - kĩ thuật trong các thế kỉ XVI - XVII để đưa nền kinh tế phát triển theo hướng hội nhập quốc tế?
A. Cần chú trọng phát triển khoa học tự nhiên để tiếp cận và tiếp nhận thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới
B. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
C. Mở rộng kinh tế đối ngoại
D. Đẩy mạnh công nghiệp hoá trong nông nghiệp
Câu 47:
Giáo dục ngày càng khuôn sáo, việc tổ chức thi cử nặng về hình thức và gian lận công khai nên chât lượng giáo dục ngày một suy giảm. Đó là đặc điểm của giáo dục nước ta thời
A. Lê sơ
B. nhà Nguyễn
C. Lê Trung Hưng
D. Lý - Trần
Câu 48:
Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Thị Duệ đỗ tiến sĩ Nho học trong thời kì nào ở nước ta?
A. Nhà Lê sơ
B. Nhà Mạc
C. Nhà Nguyễn
D. Lê Trung Hưng
Câu 49:
Bộ máy chính quyền dưới thời nhà Nguyễn ở Việt Nam ngày càng hoàn chỉnh từ thời
A. Nguyễn Ánh đến Thiệu Trị
B. Nguyễn Ánh đến Minh Mạng
C. Minh Mạng đến Tự Đức
D. Tự Đức đến Hiệp Hòa
Câu 50:
Tổ chức các đơn vị hành chính: cả nước được chia thành ba vùng: Bắc Thành, Gia Định và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lý. Đó là thời của
A. Nguyễn Ánh
B. Minh Mạng
C. Thiệu Trị
D. Tự Đức
1811 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com