Soạn Văn 12 Cánh diều Thực hành tiếng Việt trang 33 có đáp án
26 người thi tuần này 4.6 272 lượt thi 4 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
a) Lời thoại của người đàn bà hàng chài sử dụng ngôn ngữ trang trọng, thể hiện ở :
- Hoàn cảnh giao tiếp : Trong quan tòa và giao tiếp với chánh án Đẩu – người có chứ vị và quyền hành hơn mình nên phải dùng lời lẽ kính cẩn, trang trọng
- Xưng hô : Con – quý tòa
- Từ ngữ “lạy” cùng với hành động chắp tay
b) Lời thoại của người đàn bà hàng chài đã trở nên thân mật, gần gũi hơn, thể hiện ở các chi tiết :
- Hoàn cảnh giao tiếp : Sau khi nhìn thấy nhiếp ảnh Phùng, chị cảm thấy yên lòng và gần gũi hơn vì Phùng là người đã giúp đỡ chị vào trận đòn roi trước. Bên cạnh đó, chị đang muốn thể hiện sự thấu hiểu trước hành đông của Phùng và Đẩu nên có sự gia tăng tình cảm trong lời nói
- Xưng hô : Chị - các chú
à Thể hiện mối quan hệ gần gũi, như anh chị em trong nhà đang tâm sự, bàn bạc với nhau.
Lời giải
a)
- Nhận xét của người kể chuyện về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu : giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án
- Người kể chuyện nhận xét như vậy là bởi lẽ một vị chánh án thường sử dụng ngôn ngữ trang trọng, hạn chế biểu lộ cảm xúc. Đại diện cho cán cân công lý, là người đứng đầu xét xử nên cần phải công bằng, phân minh.
- Nhưng ở đây, nhân vật Đẩu đã không sử dụng ngôn ngữ trang trọng. Thể hiện qua từ ngữ “hắn”; “cái lão đàn ông vũ phu”. Xưng hô chị - tôi. Kiểu câu đặc biệt “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.
b)
- Nhận xét của người kể chuyện về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu : Đẩu thay đổi cách xưng hô, khoác lên mình cái cung cách bề ngoài của một vị chánh án
- Người kể chuyện nhận xét sự thay đổi trong cách xưng hô và ngôn ngữ của nhân vật Đẩu. Xưng hô “chúng tôi”- Cách xưng hô đúng, mang tính trang trọng và mang ý chí đại diện cho tòa án, pháp luật. Từ ngữ phổ thông, mang tính pháp luật như “chủ trương”,“nguyên tắc”,“kêu gọi hòa thuận”.
Lời giải
a) Đoạn văn sử dụng ngôn ngữ trang trọng thể hiện qua các chi tiết :
- Mục đích giao tiếp : Đoạn văn được sử dụng nhằm truyền tải đến toàn bộ giới trẻ thông điệp về trách nhiệm và sứ mạng của giới trẻ nên cần sử dụng ngôn ngữ toàn dân và phổ thông. Vì đối tượng nhắm tới là đám đông thanh thiếu niên.
- Từ ngữ : Mang tính chất trang trọng, không sử dụng tiếng lóng, từ thông tục, sử dụng nhiều từ ngữ toàn dân mang nghĩa chính thống như : trí thức trẻ, chuyên viên, cán bộ, quản lí liêm khiết, trình độ cao, khắc phục, tệ nạn xã hội, bất bình, bản lĩnh, trách nhiệm và sứ mạng, giới trẻ.
- Ít sử dụng câu đặc biệt, câu rút gọn
b) Đoạn văn sử dụng ngôn ngữ thân mật thể hiện qua các chi tiết :
- Mục đích giao tiếp : Đoạn văn được sử dụng trong mối quan hệ thân mật, đó là mẹ và con gái. Đoạn văn là bức thư tâm tình người mẹ muốn gửi đến con gái bé bỏng của mình lời dặn dò, chúc phúc, hy vọng đứa con sẽ mạnh mẽ, dũng cảm, bay lên trên chính đôi cánh của mình mà không sợ hãi hay chùn bước.
- Xưng hô : Mẹ - con
- Từ ngữ : Mang sắc thái gần gũi, dân dã : con gái yêu quý, lo lắng, vòng tay mẹ, cô gái của mẹ, nhé,...
- Câu văn thể hiện cảm xúc cao, mang tính chất gia tăng cảm xúc : “Con gái yêu quý!”;“Mẹ vẫn lo lắng y như ngày đầu... lòng mẹ xót xa”; “...đi đến những nơi mà con muốn đến nhé!”,...
Lời giải
Nhân vật Nội dung |
Bạn mới quen |
Bạn thân |
Chào hỏi |
Chào bạn ! Mình rất vui được làm quen với bạn. |
Ê ! Đi đâu đấy ? |
Hỏi mượn sách |
Cậu có thể cho mình mượn quyển sách này không ? |
Cho mượn quyển sách kia với ! |
Hỏi về ước mơ |
Cậu có ước mơ không ? Cậu có thể chia sẻ cho mình ước mơ của cậu. |
Ước mơ của cậu là gì ? |
Hỏi bài tập khó |
Nhờ cậu giúp mình bài này được không ? |
Bài này khó quá, không làm được, cậu biết làm không bày tớ với ! |
- Giải thích cách lựa chọn từ ngữ và kiểu câu :
+ Với bạn mới quen, em thường sử dụng các câu có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ, các từ ngữ cũng mang tính trang trọng, phổ thông. Vì mối quan hệ còn xa cách nên các câu thường không có yếu tố cảm xúc mà mang tính khách quan. Thường sử dụng nhiều câu hỏi thay vì câu cầu khiến để thể hiện lịch sự và đặt mình ở vị trí dưới, vị trí nhờ vả.
+ Với bạn thân thiết, em thường sử dụng các câu đặc biệt hoặc câu rút gọn chủ ngữ, kết hợp với các từ ngữ mang tính chất gần gũi, thân thiết và thường sử dụng câu cầu khiến thay vì câu hỏi.
54 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%