Đăng nhập
Đăng ký
4799 lượt thi 30 câu hỏi 45 phút
4855 lượt thi
Thi ngay
6705 lượt thi
3422 lượt thi
3333 lượt thi
3430 lượt thi
4446 lượt thi
2893 lượt thi
3445 lượt thi
6590 lượt thi
Câu 1:
Mục đích lớn nhất của “”Chiến tranh lạnh” do Mỹ phát động là
A. bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mỹ.
B. ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
C. thực hiện “Chiến lược toàn cầu” nhằm làm bá chủ thế giới của Mỹ.
D. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới.
Câu 2:
Sự kiện nào chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mỹ viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu.
B. Mỹ giúp đỡ Nhật Bản.
C. Mỹ thành lập khối quân sự NATO.
D. Mỹ phát động “Chiến tranh lạnh”.
Câu 3:
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhiều khu vực trên thế giới lại xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến là do mâu thuẫn về
A. tôn giáo, lãnh thổ.
B. dân tộc, tôn giáo, lãnh thổ.
C. thuộc địa, biên giới lãnh thổ.
D. dân tộc, tôn giáo, biên giới lãnh thổ.
Câu 4:
Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của “Chiến tranh lạnh” do Mỹ phát động?
A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
B. Mỹ đã thiết lập “Thế giới đơn cực” để dễ bề chi phối, thống trị thế giới.
C. Các cường quốc phải chi khoản tiền khổng lồ để chế tạo sản xuất vũ khí.
D. Nhân dân các nước châu Á, châu Phi, chịu bao khó khăn, đói nghèo và bệnh tật.
Câu 5:
Mục đích của Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là
A. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào
B. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
D. duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.
Câu 6:
Nhân tố then chốt, quan trọng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ là gì?
A. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.
B. Đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế.
C. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
D. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
Câu 7:
Thương mại quốc tế tăng lên mạnh mẽ đã phản ánh vân đề nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới ngày càng cao.
B. Thu nhập quốc dân của tất cả các nước trên thế giới tăng.
C. Nền kinh tế các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau.
D. Các công ty xuyên quốc gia đẩy mạnh hoạt động ở các nước đang phát triển.
Câu 8:
Mặt tích cực cơ bản nhất của xu thế toàn cầu hóa là gì?
A. Thúc đẩy rất nhanh, mạnh sự phát triển nền kinh tế thế giới.
B. Thúc đẩy rất nhanh sự phát triển nền kinh tế thế giới, đưa lại sự tăng trưởng cao.
C. Thúc đẩy rất nhanh sự hợp tác giữa các quốc gia đưa đến sự tăng trưởng cao.
D. Thúc đẩy rất mạnh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao.
Câu 9:
Trước những thách thức lớn lao của xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải làm gì để tận dụng những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực?
A. Đi tắt đón đầu những thành tựu khoa học – công nghệ.
B. Đi tắt đón đầu những thành tựu công nghệ, sử dụng hiêu quả các nguồn vốn.
C. Đi tắt đón đầu những thành tựu khoa học – công nghệ, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến.
D. Tiếp thu, ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giữ vững chủ quyền độc lập.
Câu 10:
So với cuộc khai thác thuộc đia lần thứ nhất (1897-1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của Pháp có điểm mới nào dưới đây?
A. Đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
B. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa.
C. Tăng cường đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng.
D. Tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, khai thác mỏ.
Câu 11:
Nhận xét nào dưới đây là đầy đủ nhất về chuyển biến của giai cấp nông dân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Phát triển nhanh về số lượng, trở thành lực lượng lớn nhất của cách mạng, bị áp bức bóc lột nặng nề nên hăng hái đấu tranh.
B. Phát triển nhanh về số lượng, trở thành lực lượng lớn nhất của cách mạng, mâu thuẫn với đế quốc phong kiến tay sai nên hăng hái tham gia cách mạng.
C. Bị phong kiến, thực dân tước đoạt tư liệu sản xuất, không lối thoát, mâu thuẫn vơi đế quốc phong kiến tay sai gay gắt, là lực lượng to lớn của cách mạng.
D. Bị tước đoạt tư liệu sản xuất, mâu thuẫn vơi đế quốc phong kiến tay sai gay gắt nên kiên quyết đòi lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến.
Câu 12:
Lĩnh vực giao thông vận tải trong cuộc khai thác lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam có chuyển biến gì?
A. Cầu Long Biên được xây dựng.
B. Đường bộ xuyên Bắc – Nam được xây dựng.
C. Đường sắt xuyên Đông Dương đươc nối liền ở nhiều đoạn.
D. Nhiều cảng được xây dựng.
Câu 13:
Trong cuộc khai thác lần thứ hai, ngân hàng đại diện cho thế lực tư bản tài chính Pháp ở Việt Nam là
A. Ngân hàng Việt Nam.
B. Ngân hàng quốc gia Pháp.
C. Ngân hàng tư bản Pháp.
D. Ngân hàng Đông Dương.
Câu 14:
Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là do
A. Pháp là nước thắng trận nhưng bị chiến tranh tàn phá.
B. Việt nam có nguồn nhân công lớn và rẻ mạt.
C. Việt Nam là nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
D. Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á.
Câu 15:
Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác?
A. Bãi công của công nhân Ba Son (8/1925).
B. Phong trào “vô sản hóa” (1928).
C. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928).
D. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929).
Câu 16:
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam vì lý do nào dưới đây?
A. Đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.
B. Quy mô bãi công lớn.
C. Thời gian bãi công dài.
D. Hình thức đấu tranh phong phú.
Câu 17:
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8/1925) đánh dấu sự phát triển phong trào công nhân Việt Nam
A. bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.
B. bước đầu chuyển từ đấu tranh tự giác sang tự phát.
C. hoàn thành chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.
D. hoàn thành chuyển từ đấu tranh tự giác sang tự phát.
Câu 18:
Năm 1923, giai cấp tư sản Việt Nam đã tổ chức hoạt động đấu tranh nào dưới đây?
A. Bãi công của công nhân Ba Son.
B. Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ.
C. Kêu gọi quần chúng ủng hộ tư tưởng quân chủ chuyên chế.
D. Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo.
Câu 19:
Thành tựu về khoa học – kỹ thuật quan trọng nhất của thế kỷ XX là gì?
A. Phương pháp sinh sản vô tính.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Công bố “Bản đồ gen người”.
D. Phát minh ra máy tính điện tử.
Câu 20:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản cam kết đã cam kết KHÔNG
A. duy trì quân đội thường trực và không đưa các lực lượng vũ trang ra nước ngoài.
B. cho bất cứ nước nào đóng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
C. nghiên cứu và chế tạo bất kì loại vũ khí chiến lược nào.
D. nộp mọi phương tiên chiến tranh cho quân Đồng minh.
Câu 21:
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX có sự thay đổi như thế nào?
A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
C. Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu.
D. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới.
Câu 22:
Cải cách quan trọng nhất Nhật Bản thực hiện sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. cải cách Hiến pháp.
B. cải cách ruộng đất.
C. cải cách giáo dục.
D. cải cách văn hóa.
Câu 23:
Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do
A. những khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí và lương thực.
B. Mĩ ở xã chiến trường nên không bị chiến tranh tàn phá, được yên ổn phát triển sản xuất, đồng thời thu lợi nhuận khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến.
C. Có thời gian hòa bình dể phát triển sản xuất và buôn bán vũ khí, buôn bán cho các nước tham chiến.
D. Mĩ tham chiến muộn nên không phải chi phí nhiều cho chiến tranh.
Câu 24:
Kinh tế Mĩ khủng hoảng trong giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1991 là do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Tác động của cuộc khủng hoảng thừa của thế giới.
B. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng của thế giới.
C. Tác động của cuộc khủng hoảng than đá của thế giới.
D. Tác động của cuộc khủng hoảng thiếu của thế giới
Câu 25:
Nội dung nào KHÔNG PHẢI là nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ bị suy giảm sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.
B. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.
D. Mĩ chịu nhiều tổn thất nặng nề khi tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 26:
Khi nhận được sự viện trợ của Mĩ từ “kế hoạch phục hưng châu Âu” mối quan hệ giữa các nước Tây Âu và Mĩ như thế nào?
A. Các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
B. Các nước Tây Âu bình đẳng với Mĩ.
C. Mĩ phụ thuộc vào các nước Tây Âu.
D. Mĩ và Tây Âu đối địch với nhau.
Câu 27:
Tính đến năm 2004, Liên minh châu Âu (EU) bao gồm bao nhiêu nước?
A. 25 nước.
B. 26 nước.
C. 27 nước.
D. 28 nước.
Câu 28:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?
A. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa.
B. Chống Liên Xô.
C. Tham gia khối quân sự NATO.
D. Thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
Câu 29:
Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm
A. thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
B. cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
C. khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế.
D. thành lập Nhà nước chung châu Âu.
Câu 30:
Việc Mĩ thực hiện kế hoạch Mác-san đã tác động như thế nào đến tình hình các nước châu Âu?
A. Giúp phục hồi kinh tế Tây Âu.
B. Giúp Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.
C. Tạo nên sự đối lập về kinh tế, chính trị giữa Tây Âu và Đông Âu.
D. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ.
960 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com