Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
6950 lượt thi 27 câu hỏi 45 phút
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không phải là tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
A. Phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội
B. Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm
C. Tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân
D. Xóa bỏ nền văn hóa dân tộc lạc hậu
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây là nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
A. Tăng cường phát triển nền kinh tế dựa trên kĩ thuật thủ công
B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
C. Phát triển nền văn minh nông nghiệp
D. Hạn chế sử dụng các công nghệ hiện đại
Câu 3:
Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó quan trọng nhất là
A. Cơ cấu ngành kinh tế
B. Cơ cấu vùng kinh tế
C. Cơ cấu thành phần kinh tế
D. Các yếu tố quan trọng như nhau
Câu 4:
Cốt lõi của cơ cấu kinh tế là
A. Cơ cấu vùng kinh tế
B. Cơ cấu thành phần kinh tế
C. Cơ cấu ngành kinh tế
D. Cán cân kinh tế
Câu 5:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với chuyển dịch cơ cấu
A. Lao động
B. Xã hội
C. Đời sống
D. Công nghiệp
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Thờ ơ với cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
B. Bảo thủ, không chịu thay đổi khi tham gia nền kinh tế hàng hóa
C. Sử dụng công nghệ, kĩ thuật hiện đại
D. Nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế
Câu 7:
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới vào năm nào?
A. 2001
B. 2003
C. 2005
D. 2007
Câu 8:
Có ý kiến cho rằng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ có tác dụng phát triển kinh tế. Ý kiến đó sai vì công nghiệp hóa có
A. Tác dụng to lớn và toàn diện
B. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
C. Tác dụng tăng năng suất lao động
D. Củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
Câu 9:
Để đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, học sinh – sinh viên nên
A. Xác định mục tiêu, tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng
B. Nhờ cha mẹ sắp xếp cho công việc nhẹ lương cao
C. Sử dụng các mối quan hệ để có công việc tốt
D. Tìm mọi cách có được bằng cấp cao để dễ dàng xin việc
Câu 10:
Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về
A. Tư liệu sản xuất
B. Cơ cấu kinh tế
C. Đối tượng lao động
D. Tư liệu lao động
Câu 11:
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta có tính
A. Tất yếu chủ quan
B. Tất yếu khách quan
C. Bắt buộc
D. Ngẫu nhiên
Câu 12:
Trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế mới và cũ cùng tồn tại khách quan và
A. Có quan hệ với nhau
B. Tách biệt không liên quan tới nhau
C. Đấu tranh triệt tiêu nhau
D. Gây khó khăn cho nhau
Câu 13:
Người ta căn cứ vào yếu tố nào để xác định các thành phần kinh tế?
A. Nguồn vốn đầu tư
B. Quy mô sản xuất
C. Sở hữu tư liệu sản xuất
D. Trình độ sản xuất
Câu 14:
Tại sao việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là tất yếu khách quan?
A. Do tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau
B. Do nước ta có đông dân số
C. Do nước ta tồn tại nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo
D. Do các vùng kinh tế có sự phát triển không đồng đều
Câu 15:
Ở nước ta tồn tại mấy thành phần kinh tế
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 16:
Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?
A. Kinh tế nhà nước
B. Kinh tế tập thể
C. Kinh tế tư nhân
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 17:
Quỹ bảo hiểm nhà nước thuộc thành phần kinh tế nào?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
B. Kinh tế tư nhân
C. Kinh tế tập thể
D. Kinh tế nhà nước
Câu 18:
Hợp tác xã là lực lượng nòng cốt của hình thức kinh tế nào?
Câu 19:
Kinh tế tập thể xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?
A. Tự nguyện, dân chủ
B. Tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và có sự giúp đỡ của Nhà nước
C. Tôn trọng, hợp tác đôi bên cùng có lợi
D. Tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và phụ thuộc vào kinh tế nhà nước
Câu 20:
Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng vững chắc của
A. Nền kinh tế quốc dân
B. Quá trình xây dựng đất nước
C. Sự phát triển xã hội
D. Sự phát triển xã hội
Câu 21:
Thành phần kinh tế nào đóng vai trò là động lực của nền kinh tế?
Câu 22:
Thành phần kinh tế nào có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lí; là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay?
D. Kinh tế tư bản nhà nước
Câu 23:
Để đưa đất nước từ phương thức sản xuất nhỏ lạc hậu lên phương thức sản xuất chủ nghĩa xã hội, bỏ qua tư bản chủ nghĩa thì kinh tế tư bản Nhà nước giữ vai trò
A. Chủ chốt
B. Quan trọng
C. Cầu nối
D. Liên hệ
Câu 24:
Thành phần kinh tế nào có quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, đa dạng về đối tác, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài?
Câu 25:
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không phát triển theo hướng
A. Xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với thu hút công nghệ hiện đại
B. Sản xuất kinh doanh để xuất khẩu
C. Tạo thêm việc làm
D. Mở rộng hợp tác xã
Câu 26:
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của sự tồn tại các thành phần kinh tế?
A. Giải phóng lực lượng sản xuất
B. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
C. Triệt tiêu các thành phần kinh tế nhỏ
D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Câu 27:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?
A. Tham gia lao động sản xuất ở gia đình
B. Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh tế
C. Tổ chức kinh doanh những ngành mà pháp luật không cấm
D. Ủng hộ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp
1390 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com