Trắc nghiệm Hóa học 12(có đáp án): Lý thuyết vô cơ

  • 2015 lượt thi

  • 31 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Cho các phát biểu sau:

(a) Để loại bỏ lớp cặn CaCO3 trong ấm đun nước, phích đựng nước nóng người ta có thể dùng giấm ăn.

(b) Để hàn gắn đường ray bị nứt, gãy người ta dùng hỗn hợp tecmit.

(c) Để bảo vệ nồi hơi bằng thép, người ta thường lót dưới đáy nồi hơi những tấm kim loại bằng kẽm.

(d) Hơp kim Na - K có nhiệt độ nóng chảy thấp, thường được dùng trong các thiết bị báo cháy.

(e) Để bảo quản thực phẩm nhất là rau quả tươi, người ta có thể dùng SO2.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án cần chọn là: C

(a) đúng vì giấm ăn là dd CH3COOH từ 2-5% có thể loại bỏ được lớp cặn CaCO3 trong ấm theo PT

CaCO3↓ + CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2O

(b) đúng, hỗn hợp tecmit là hỗn hợp Al và FeO

(c) đúng, vì nồi hơi bằng thép (hợp kim Fe và C) lót dưới đáy nồi miếng kim loại Zn để khi hiện tượng ăn mòn xảy ra thì Zn bị ăn mòn trước, tránh cho thép không bị ăn mòn

(d) đúng

(e) đúng Khí SO2 là một chất khử với tác dụng chống oxy hóa. Có hai phương pháp bảo quản rau quả sau khi thu hoạch bao gồm: sunfit hóa khí và sunfit hóa ướt

+ Sunfit hóa khí: SO2 được nạp vào bình chứa và được phun trực tiếp vào sản phẩm rau quả cần bảo quản. Phương pháp này khá tốn sức lao động và cần nhiều thùng chứa nên khá tốn kém.

+ Sunfit ướt: SO2 sẽ được nạp trực tiếp từ bình thép hoặc được điều chế bằng cách đốt lưu huỳnh trong phòng. Nhờ vậy khí SO2 sẽ chiếm đầy thể tích phòng và thấm vào bề mặt quả để phát huy tác dụng sát trùng.


Câu 2:

Cho các phát biểu sau:

(a) Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó có từ 0,01-2% khối lượng cacbon.

(b) Bột nhôm trộn với bột Fe2O3 dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.

(c) Phèn chua và thạch cao sống có công thức hóa học lần lượt là KAlSO42.12H2O và CaSO4.2H2O.

(d) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.

(e) Dung dịch Na2CO3, Na3PO4 làm mềm được nước cứng.

(g) Miếng gang để trong không khí ẩm xảy ra ăn mòn điện hóa.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án cần chọn là: D

(a) đúng

(b) đúng, hỗn hợp đó được gọi là hỗn hợp tecmit dùng để hàn đường ray

(c) đúng

(d) đúng, thạch cao nung CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O được dùng để nặn tượng hoặc bó bột khi gãy xương

(e) đúng

(g) đúng, vì khi đó cặp điện cực Fe-C được tiếp xúc với môi trường điện li là không khí ẩm nên xảy ra ăn mòn điện hóa.

Vậy có tất cả 6 phát biểu đúng


Câu 3:

Cho các phát biểu sau:

(a) Các oxit của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.

(b) Nhúng thanh Cu vào dung dịch ZnNO32 xảy ra ăn mòn điện hóa.

(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.

(d) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3 thu được Fe.

(e) Để bảo vệ tàu biển bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm Zn

(g) Các kim loại Ca, Fe, Al và K chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án cần chọn là: A

(a) sai, chỉ có các oxit sau Al trong dãy điện hóa học của kim loại mới có phản ứng với CO tạo ra kim loại.

(b) sai, không có xảy ra ăn mòn điện hóa vì Cu không có phản ứng với dd ZnNO32

(c) sai, K không khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.

(d) đúng

(e) đúng

(g) sai, Fe còn điều chế được bằng pp nhiệt luyện hoặc thủy luyện hoặc điện phân dung dịch.

=> có 2 phát biểu đúng


Câu 4:

Có bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây mà khi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn mới có khối lượng nhỏ hơn chất rắn ban đầu: NaHCO3, NaNO3, NH4Cl, I2, K2CO3, Fe, FeOH3 và FeS2?

Xem đáp án

Đáp án cần chọn là: A

Các chất có phản ứng tạo ra chất mới ở thể rắn và khí thì chất đó sẽ có khối lượng rắn nhỏ hơn.

Đặt số mol mỗi chất đem nung là 1 mol

Các chất khi nhiệt phân thu được rắn có khối lượng nhỏ hơn là: NaHCO3, NaNO3, FeOH3, FeS2

2NaHCO3rt°Na2CO3 r + CO2 k + H2Oh

2NaHCO3rt°2NaCO2 r + O2k

2FeOH3rt°Fe2O3r+ 3H2Oh

2FeS2r +11O2t°2Fe2O3r+ 8SO2k

→ có 4 chất

 


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận