Danh sách câu hỏi

Có 27,889 câu hỏi trên 558 trang
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.  Thông tin. Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, có khoảng 50 000 người làm việc trong lĩnh vực an toàn thông tin; trong năm 2021, nhu cầu nhân lực ngành này vào khoảng 700 000 người. Dù có mức lương cao hơn mặt bằng chung của thị trường nhân lực, nhưng số lượng kĩ sư bảo mật, chuyên gia an ninh mạng chưa bao giờ thoả mãn nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành ngân hàng, tài chính.  (Theo Báo Đầu tư, ngày 20 – 11 – 2022) Thông tin trên tác động như thế nào đến bản thân em khi đang lựa chọn ngành nghề theo học đảm bảo có việc làm và lương cao? Trường hợp. Chính phủ nước A tổ chức cuộc họp lấy ý kiến chuyên gia về việc chọn lựa các chính sách kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp trong tình hình khủng hoảng kinh tế chu kì và lạm phát đang gia tăng. Chuyên gia H kiến nghị Nhà nước nên tập trung vào chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm. Nhưng chuyên gia B phản bác và kiên trì kiến nghị Nhà nước nên kết hợp linh hoạt và chặt chẽ chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế, tạo việc làm cùng với chính sách an sinh xã hội và chính sách giải quyết việc làm.  Em tán thành với ý kiến của chuyên gia nào? Vì sao?
Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.  Trường hợp 1. Sắp đến Tết, nhận thấy giá hàng hoá và dịch vụ tăng dẫn, những tuần qua, anh D đã hối thúc vợ mua sớm các loại thực phẩm khô đã hộp, nếp, đậu, bánh kẹo, rượu vang, nước ngọt,… Hãy xác định nguyên nhân dẫn đến tình hình lạm phát trên và nhận xét cách thức ứng xử của anh D trước biến động giá cả.  Trường hợp 2. Tình hình kinh tế của nước M đang gặp khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh qua từng tháng, các doanh nghiệp càng sản xuất càng bị lỗ và vốn lưu động đang bị thâm hụt dần, hàng loạt doanh nghiệp ngưng trệ sản xuất. Nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái.  Hãy cho biết chính sách kinh tế mà Nhà nước M sẽ sử dụng để kiểm soát và kiềm chế tình hình lạm phát trên  Trường hợp 3. Để giữ ổn định tỉ giá USD với đồng nội tệ, hằng năm, Ngân hàng Nhà nước của nước B sẽ chào mua hàng triệu USD từ các ngân hàng thương mại và dự tính bơm ra cho các ngân hàng thương mại mức cung lượng tiền trong lưu thông hàng nghìn tỉ đồng nội tệ.  Hãy làm rõ giới hạn Ngân hàng Nhà nước của nước B sẽ khống chế để mức cung lượng tiền trong lưu thông không dẫn đến lạm phát.
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.  Thông tin. Ngày 9 – 3 – 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính đã tổ chức Lễ kí Quy chế mua, bán ngoại tệ giữa ngân sách nhà nước và dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức. Việc làm này giúp thực hiện chính sách tài khoá gắn liền với chính sách tiền tệ: khi ngân sách nhà nước thiếu ngoại tệ thì ngân hàng bán cho ngân sách nhà nước, còn khi ngân sách nhà nước thu được nhiều ngoại tệ thì sẽ bán lại cho ngân hàng điều hành nhằm mục dích duy trì sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, giúp kiểm soát và kiềm chế lạm phát.  (Theo Tạp chí Tài chính điện tử, ngày 9 – 3 – 2022) Em có đồng tình với việc thực hiện chính sách tài khoá gắn liền với chính sách tiền tệ trong thông tin trên không? Vì sao?  Trường hợp 1. Do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu về nguyên liệu đầu vào làm cho sản xuất phân bón trong nước đình trệ phân bón khan hiếm khiến gia tăng cao. Lợi dụng tình hình này và dựa vào chính sách khôi phục kinh tế của Nhà nước, khi được vay tiền với lãi suất thấp, doanh nghiệp M đã sử dụng vốn vay này để đầu tư sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng. nhằm thu lợi bất chính.  Em có nhận xét gì về việc làm của doanh nghiệp M trong trường hợp trên?  Trường hợp 2. Trước tình hình giá xăng dầu thế giới và giá xăng dầu trong nước đang tầng cao, chuyên gia kinh tế A đề nghị Nhà nước nên mở kho xăng dầu dự trữ đề cân bằng cung, cầu. Chuyên gia kinh tế B lại đề nghị Nhà nước nên thực hiện nghiêm việc tiết kiệm xăng dầu trong toàn bộ nền kinh tế chuyên gia C đề nghị tăng sản lượng khai thác ở các mỏ dầu của nước ta.  Em đồng tình với ý kiến của chuyên gia nào? Vì sao?