Danh sách câu hỏi
Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
Viết đoạn kết bài cho bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở theo một trong hai cách:
a. Kết bài không mở rộng.
Kết thúc bài viết theo một trong các hướng:
- Nêu nhận xét, đánh giá.
- Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,
- ?
b. Kết bài mở rộng.
Sau khi nhận xét, đánh giá hoặc nêu tình cảm, cảm xúc, có thêm nội dung liên hệ theo một trong các hướng:
- Về người, vật,... có liên quan.
- Về ý thức, trách nhiệm của bản thân.
- Về những mong muốn, kì vọng về cảnh đẹp trong tương lai.
- ?
Tiếng vườn
Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.
Cây muỗm khoe vồng hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa nhài đã trắng xoá ở bên vại nước. Những bông hoa nhài xinh, một màu trắng tinh khôi, hương ngạt ngào sực nức. Khi hoa nhài nở thì hoa bưởi cũng đua nhau nở. Từng chùm hoa bưởi cánh trắng, có những tua nhị vàng ngắn lên giữa lòng hoa, chẳng khác gì những bông thuỷ tiên thu nhỏ.
Vườn chè sau nhà tôi cũng bắt đầu ra búp. Những búp chè xuân một tôm hai lá. Tôm màu lá mạ, lá ngắn một màu xanh non.
Ấn tượng nhất là những tán xoan. Hơi xuân chớm đến, trên những cành cây khô bỗng vỡ oà những chùm lộc biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành.
Và trong những tầng lá những tán cây vườn ấy, tôi nghe thấy những chú dế gọi nhau trong kẽ gạch. Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong các bụi chanh. Trên chùm hoa bưởi, những cánh ong mật quay tít. Tiếng chim gáy gù gù trong bụi tre gai. Đàn chim chào mào ríu rít trên các cành xoan, vừa đứng ở vườn này đã chạy sang vườn khác.
Theo Ngô Văn Phú
- Muỗm: một giống xoài quá nhỏ, vị chua.
- Tôm (chè): búp chè non.
Vẻ đẹp, sự thay đổi của cây cối trong vườn khi mùa xuân đến được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Cây muỗm
Hoa nhài
Hoa bưởi
Vườn chè
Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn... Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đỏ ối những quả...
Hoàng Hữu Bội
– Đoạn văn tả cảnh núi rừng vào buổi nào?
– Tác giả chọn tả những sự vật nào? Mỗi sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
b. Mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng với tiếng sắm động tháng Tư, thiên nhiên hiện ra như mới tinh khôi: sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và họa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng thì ở Sa Pa không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho núi rừng có cây tắm gội, cho suối dào dạt nước, cho các búp hoa xoè nở, cho cảnh vật biếc xanh.
Theo Lãng Văn
– Đoạn văn tả cảnh ở đâu? Vào thời gian nào?
– Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào? Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận được điều gì thú vị?
– Trong đoạn văn có những hình ảnh nhân hoá nào? Tác dụng của những hình ảnh nhân hoá đó là gì?
Quà sinh nhật
Sinh nhật năm nay của tôi, bạn bè đến chơi vui vẻ quá. Trinh, bạn thân nhất của tôi cũng tới. Tôi kéo Trinh vào ngồi giữa bạn bè. Trịnh mở chiếc lẵng mây nhỏ, thận trọng lấy ra mấy bông hồng vàng. Mấy bạn xúm lại, trầm trò nhìn ngắm. Trinh lại khẽ nâng lên một cành ổi còn nguyên cả lá và lúc lỉu đến năm, sáu quả. Lại những tiếng xuýt xoa. Trinh cười:
– Trang còn nhớ chùm ổi này không? Quả của cây ổi găng góc ao đấy!
Tôi "à" lên một tiếng, mi mắt bỗng nong nóng. Tôi nhớ ra rồi. Mấy tháng trước, tôi có lên nhà Trinh chơi. Trinh dẫn tôi vào vườn, bí mật:
– Lại đây tớ cho xem cái này, hay lắm!
Đến góc ao, Trinh vít cành đi xa nhất xuống, chỉ cho tôi xem một chùm hoa trắng muốt:
- Cậu xem, thích không? Cả một chùm mọc sát nhau nhé! Cây ổi này là giống ổi găng, ngon nhất vườn đấy. Quả to, cùi dày, ăn giòn và thơm chẳng kém gì lê. Tờ phát hiện ra chùm hoa này, tuyệt không? Một, hai, ba... sáu, bảy, tám... phải hơn chục hoa là ít. Mà lại nở chụm vào một đầu cành mới thích chứ!
Thấy tôi chăm chú nhìn chùm hoa ổi, Trinh nói tiếp:
– Tớ có một dự định này. Trang ạ. Rất thú vị nhé!
Tôi gặng hỏi mãi, Trinh cũng không chịu nổi. Trinh bảo muốn dành cho tôi một sự bất ngờ.
Và bây giờ thì chùm ổi đã chín vàng trên hai bàn tay tôi. Nâng chùm ổi trên tay, giọng tôi run run:
– Dự định Trinh nói dạo ấy là chuyện này đây phải không?
Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói. Cảm ơn Trinh quá. Món quả Trinh mang đến cho tôi mới quý giá làm sao! Nó là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh đã ấp ủ nâng niu, hằng nghĩ đến bao ngày nay.
Theo Trần Hoài Dương
- Ổi găng: tên một giống ổi quả nhỏ, ăn giòn, có vị ngọt, mùi thơm, được trồng nhiều ở làng Đông Dư, Hà Nội.
Trinh tặng bạn những gì nhân dịp sinh nhật? Những chi tiết nào cho thấy Trinh rất coi trọng món quà?
Rét ngọt
Vào độ tháng Chạp, bà chọn thóc nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung đem rang với cát cho đến khi nổ bỏng xoè hoa rồi sảy lại, bỏ vỏ trấu và thóc chưa nổ. Bỏng nếp xay mịn, mật mía với mạch nha trộn nước nấu trên lửa liu riu đến khi sánh lại, trộn đều với gừng nướng chín thái mỏng, thảo quả tán nhỏ cùng với lạc rang giã dối. Tiếp đó, nhào kĩ chè lam cho thật dẻo, chia ra từng phân bánh, lăn cho rền và phẳng, phủ bên ngoài một lớp bột mỏng để chè lam khô. Ăn một miếng chè lam bà làm, cảm nhận vị dẻo, dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, một chút cay cay của gừng, một chút bùi bùi của lạc mà thấy cả tháng Chạp xôn xao, rét bỗng dịu lại.
Mùa đông ngọt chè lam, ngọt khoai lang nướng, mặt đứa nào cũng lem nhem như mọc râu mèo, tiếng cười giòn vỡ vang cả cánh đồng. Người lớn đi làm đồng ngang qua nghỉ chân cười theo, vui vẻ cho thêm mấy bắp ngô nếp mấy hạt, mấy củ khoai mới dỡ. Gốc rạ được gom về, đồng lúa to hơn, “bữa tiệc cánh đồng" trở nên rất thịnh soạn. Bà nhìn mặt các cháu lem nhem khỏi bụi rạ rơm, cười hỏi: "Rét có ngọt không?". Các cháu đồng thanh thật to: “Ngọt, ngọt lắm cơ bà ạ!”.
Nguyễn Thị Việt Hà
- Tháng Chạp: tháng Mười hai âm lịch.
- Chè lam: bánh ngọt làm bằng bột bóng nếp ngào với mặt pha nước gừng.
Những chi tiết nào trong đoạn đầu cho thấy món chè lam được bà làm rất công phu?