Danh sách câu hỏi

Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
* Nội dung bài Cuộc họp bí mật: Câu chuyện nói về cách đối xử khác nhau của các bạn nam với Ê-lê-na khi bị ngã, và cuộc họp bí mật giữa thầy giáo cùng các bạn nam nhằm thành lập hội biết quan tâm và chăm sóc các bạn nữ Cuộc họp bí mật Ê-lê-na bị vấp ngã. Cô bé oà khóc. Thầy giáo bảo Đi-tô: – Em hãy giúp bạn đứng lên! Đi-tô miễn cưỡng bước lại chỗ Ê-lê-na, gắt gỏng: – Đứng lên! Có gì mà nức nở? – Giu-ri-cô đỡ bạn và an ủi bạn đi! – Thầy giáo nói. Giu-ri-cô lừng khừng bước lại, xốc nách bạn: – Não, đứng lên mau! Giu-ri-cô mạnh tay quá nên Ê-lê-na đứng lên rất khó nhọc. Cậu bé vừa buông tay, cô bé lại ngã khuỵu xuống và khóc to hơn. Giu-ri-cô trở về chỗ cũ, đổ lỗi cho bạn: – Em đã đỡ rồi mà bạn ấy không đúng, vẫn cứ khóc! Không chờ thầy giáo nhắc, Xa-sa chạy đến chỗ Ê-lê-na, cúi xuống an ủi bạn rồi đưa hai tay cho bạn. E-lê-na nin khóc, cầm tay cậu bé, gượng đứng lên. Thầy giáo quyết định tổ chức một cuộc họp bí mật để giúp các học sinh nam biết cách quan tâm, giúp đỡ các bạn nữ. Thầy gọi các em lại gần, nói: – Thầy sẽ lập nhóm những người đàn ông chân chính. Em nào muốn tham gia thì giơ tay. Xa-sa giơ tay đầu tiên. Sau đó, tất cả đều giơ tay. – Em nào cũng muốn làm người đàn ông chân chính. Vậy, từ hôm nay, các em phải tuân theo nội quy của hội. Các em đồng ý chứ? – Đồng ý ạ! – Chúng ta bắt đầu từ điều thứ nhất: quan tâm và ăn cần với các bạn nữ. Từ hôm ấy, các bạn nam thay đổi đến mức nhiều bạn nữ ngạc nhiên: “Chuyện gì xảy ra thế nhỉ?". – Không có gì đâu. Thầy sẽ tổ chức một cuộc họp bí mật với các bạn nữ. Các em cũng cần biết cách ân cần với bạn nam, biết đi thong thả, không chen lấn,... Thầy giáo vui vẻ nói. Theo A-MÔ-NA-SVIII (Vũ Nha dịch) Em hiểu thầy giáo muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn học sinh nam khi yêu cầu Đi-tô và Giu-ri-cô giúp đỡ Ê-lê-na?
* Nội dung bài Dây thun xanh, dây thun đỏ: Câu chuyện nói về hai anh em Ly và Dũng luôn biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau Dây thun xanh, dây thun đỏ Sáng nào, mẹ cũng cho anh em Dũng, Ly mỗi đứa mười nghìn đồng để ăn sáng. Ly thường mua gói xôi tám nghìn. Còn hai nghìn, Ly để dành mua kẹo. Anh Dũng thì khác, gói xôi mười nghìn với anh là vừa. Không phải sáng nào cũng ăn xôi. Nhưng nếu ăn thì hai anh em đến bà bán xôi quen ở đầu phố. Bà bán xôi biết ý, đem hai gói, một gói buộc dây thun xanh, gối kia buộc dây thun đỏ. Bà đưa xôi cho Ly và dặn: xanh tám nghìn, đỏ mười nghìn. Vậy mà cả tuần nay, bà bán xôi chỉ bán được có mấy gói buộc dây thun xanh cho Ly. Anh Dũng không ăn xôi. Ly hỏi thì anh chỉ cưỡi. Ly đoán anh Dũng dành tiền để chơi điện tử. Nếu đúng vậy, Ly sẽ phải mách mẹ. Nhưng Ly mới nghĩ vậy thôi chứ chưa mách. Sáng hôm ấy, Ly chuẩn bị đến trường thì anh Dũng đến bên. Anh cười và lấy trong cặp ra một gói nhỏ, đưa cho Ly – Chúc mừng em thêm một tuổi! Ôi! Hôm nay là sinh nhật mình! Mình quên mất, thế mà anh Dũng nhớ! Ly mừng quýnh, mở gói giấy: cuốn Cuộc phiêu lưu của cô bé Tim Tím đến xứ sở Hoa Mười Giờ còn mới cứng và thơm phức mùi giấy in. Đúng quyển truyện Ly rất thích nhưng chưa dám xin tiền mẹ để mua. Mẹ cũng vui với niềm vui bất ngờ của Ly. Mẹ hứa tối nay sẽ tổ chức liên hoan mừng sinh nhật con gái. Bất ngờ mẹ hỏi Dũng: – Con lấy tiền đâu mua sách cho em? Dũng chỉ nhìn Ly và cười. Cô bé chợt hiểu ra vì sao cả tuần nay anh Dũng không mua gói xôi nào. Theo Trần Đức Tiến Thấy Dũng cả tuần không mua xôi Ly nghĩ gì?
Bài văn dưới đây có mấy đoạn, nêu tóm tắt nội dung từng đoạn: Hạng A Cháng Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc: – A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khoẻ quá Đẹp quá! A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ.Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng. Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cây mới thấy hết vẻ đẹp của anh. Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khoẻ nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cây. Cái cây của người Mông to nặng, bắp cây bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận. Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng!" và bây giờ chỉ còn chăm chấm vào công việc... Hai tay A Cháng nắm đốc cây, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cây, thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tại phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sã cây thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp... Sức lực trần trễ của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Mông đang định cư ở chân núi Tơ Bo. Theo MA VĂN KHÁNG
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÍ CHI TIÊU KA-KÊ-BÔ Phương pháp quản lí chi tiêu Ka-kê-bô (Kakeibo) được nhà báo người Nhật Ha-ni Mô-tô-kôn (Hani Motokon) sáng tạo vào năm 1904. Trong tiếng Nhật, Ka-kê-bô nghĩa là quyển sổ gia đình. Ý nghĩa của việc tạo ra phương pháp này là giúp mọi người biết cách chi tiêu hợp lí trong cuộc sống và cân bằng tài chính của gia đình. Phương pháp quản lí chi tiêu này đang được áp dụng rộng rãi giúp cho mỗi cá nhân, gia đình có thể tiết kiệm lên tới 40% thu nhập. Để sử dụng phương pháp Ka-kê-bộ vào trong quản lí chi tiêu, bạn cần trả lời được bốn câu hỏi: – Bạn có bao nhiêu tiền? – Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền? – Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền? – Bạn sẽ làm gì để cải thiện? Đây chính là những câu hỏi nhằm kê khai việc sử dụng tiền của bạn hiện tại như thế nào, mục tiêu tiết kiệm ra sao, để từ đó đưa ra biện pháp cải thiện phù hợp nhất. Việc mở sổ Ka-kê-bộ nên được bắt đầu thực hiện từ đầu tháng và tổng kết vào cuối tháng để có kết quả chính xác nhất. Cách thức thực hiện phương pháp Ka-kê-bộ rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng một quyển sổ để ghi chép các khoản thu chi của mình và trả lời chính xác bốn câu hỏi đã được nêu ở trên. Nếu bạn liệt kê các khoản này càng chi tiết thì việc quản lí càng dễ dàng. (Theo Mitsuki Okazaki, Phương pháp quản lí chi tiêu đơn giản và hiệu quả, NXB Công Thương) Câu hỏi: a. Em có nhận xét gì về cách quản lí chi tiêu theo phương pháp Ka-kê-bộ? b. Em sẽ khuyên bạn bè như thế nào để sử dụng tiền hợp lí?